Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 17 tháng 09 năm 2024,
Thủ tướng yêu cầu sớm có sandbox cho ví điện tử, eKYC, P2P…
Thùy Liên - 28/02/2020 10:45
 
Trong Quyết định số 283/QĐ-TTg vừa ban hành phê duyệt Đề án "Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025", Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu NHNN xây dựng khung khổ thử nghiệm (regulatory sandbox) cho các dịch vụ tài chính, ngân hàng trên nền tảng công nghệ thông tin.
f
Cần sớm có khung khổ pháp lý thử nghiệm cho các dịch vụ ngân hàng số

Ngân hàng phải tăng tỷ trọng thu từ dịch vụ phi tín dụng

Trong Đề án trên, Thủ tướng đặt ra yêu cầu cho từng ngành dịch vụ, trong đó có ngành tài chính, ngân hàng. Mục tiêu cụ thể của ngành ngân hàng, theo đề án như sau.

Đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn Basel II, ít nhất 12-15 ngân hàng thương mại áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn. Có ít nhất từ 1 đến 2 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á, giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng. Phấn đấu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đạt mức dưới 7,5%; đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS.

Đến năm 2025, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%. Tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại 16-17%; tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%. Tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao tại các ngân hàng thương mại nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối và ngân hàng thương mại cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn.ít nhất 2 - 3 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á.

Nhanh chóng xây dựng sandbox cho các dịch vụ ngân hàng số

Để thực hiện mục tiêu trên, trong Đề án, Thủ tướng cũng đề ra các nhiệm vụ chủ yếu đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Cụ thể, phải xây dựng, ban hành các quy định, hướng dẫn cho các tổ chức tín dụng thực hiện theo từng giai đoạn trong lộ trình triển khai Basel II tại Việt Nam.

Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế trong năm 2020 và giai đoạn 2021-2025.

Phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo cơ sở nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng.

Phát triển, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tăng cường đổi mới sáng tạo trong thiết kế và phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; đưa ra cơ chế quản lý thử nghiệm đối với việc phát triển các loại hình dịch vụ công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.

Thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ chủ chốt của cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động quản lý, phát triển, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đảm bảo nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế trên cơ sở hiệu quả, an toàn, bảo mật.

Xây dựng khung khổ thử nghiệm (regulatory sandbox) cho các dịch vụ tài chính, ngân hàng trên nền tảng công nghệ thông tin như ví điện tử, định danh điện tử, cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng trên internet,v.v…

Tại phụ lục đính kèm Quyết định 283/QĐ-TTg nêu trên, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, chủ trì soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt.

Các dự thảo Nghị định này được quy định trình Chính phủ trong năm 2020.

Đường vòng thâu tóm ví điện tử của đại gia ngoại
Dù đã thâu tóm hàng loạt ví điện tử, song việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể siết tỷ lệ sở hữu tại trung gian thanh toán xuống 49% khiến...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư