
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
![]() |
Đây là những nhóm công trình hạ tầng quy mô lớn, không chỉ tác động sâu rộng đến diện mạo hệ thống giao thông - vận tải Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo không gian phát triển mới cho các địa phương có dự án đi qua, tạo việc làm, sinh kế cho người dân…, mà còn tạo nền tảng hạ tầng quan trọng cho lĩnh vực logistics.
Để sớm phát huy hiệu quả các công trình hạ tầng giao thông nói trên, ngay từ lúc này, cùng với việc khẩn trương xây dựng thêm tuyến kết nối với các khu kinh tế, khu công nghiệp..., các bộ, ngành và địa phương liên quan cần tăng tốc xây dựng các trung tâm logistics mạnh gắn với các đầu mối giao thông đường bộ, hàng không, hàng hải.
Cần phải nói thêm, trung tâm logistics mạnh là những trung tâm logistics quy mô lớn, có khả năng cung cấp và xử lý đầy đủ các dịch vụ logistics cần thiết. Ngoài việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ logistics cơ bản, các trung tâm logistics mạnh cần phải nằm ở vị trí thuận lợi, có kết nối với các đầu mối, hành lang vận tải. Qua đó, góp phần giảm thời gian luân chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng, giảm chi phí logistics, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp logistics, cũng như hoàn thiện chất lượng dịch vụ logistics.
Muốn hình thành được các trung tâm logistics mạnh, ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp logistics, còn rất cần sự hỗ trợ mạnh tay, bền bỉ và có trọng tâm, trọng điểm của các cơ quan quản lý trong huy động nguồn lực, thu hút vốn đầu tư; phát triển kết cấu hạ tầng kết nối với các trung tâm logistics; hỗ trợ phát triển trung tâm và dịch vụ logistics; phát triển doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics…
Theo hướng này, bước đi đầu tiên là cần lựa chọn một số công trình trung tâm logistics trọng điểm và cấp thiết tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM. Những trung tâm này có khả năng tạo được đột phá lớn để áp dụng thực hiện các cơ chế đặc thù, ưu đãi về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, ưu đãi về thuế đất, ưu tiên về thủ tục kê khai hải quan... trong thời gian đầu, sau đó tiếp tục mở rộng thời hạn và ưu đãi khi doanh nghiệp hoạt động. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần xem xét ban hành những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút nhà đầu tư tham gia xây dựng các trung tâm logistics, tương tự như những ưu đãi dành cho doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp.
Bước đi thứ hai là mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đầu tư theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực; vận dụng linh hoạt các chính sách hỗ trợ, ưu đãi hiện hành phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương về tín dụng, thuế, giá, phí, lệ phí...
Bước đi thứ ba là tập trung đầu tư các dịch vụ logistics giá trị gia tăng có giá trị cao: xử lý đơn hàng hỏa tốc, giao nhận trực tuyến, đổi trả hàng, chuyển phát bảo đảm, dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo hiểm, tư vấn về thuế, phí, môi giới....
Bước đi thứ tư là hình thành chuỗi khép kín, bao gồm thu mua, lưu kho, bảo quản, vận tải, giao nhận và các dịch vụ giá trị gia tăng khác như đóng gói, dán nhãn, lắp ráp, thu hồi, bảo hiểm..., đảm bảo vận chuyển nhanh chóng bằng đường hàng không. Đặc biệt là phải phù hợp với các mặt hàng có giá trị cao như hàng điện tử, thuốc, thực phẩm chức năng, hàng mỹ nghệ cao cấp...
Thông qua những hỗ trợ mang tính đòn bẩy của Nhà nước cùng hoạt động đầu tư bài bản của doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cần thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics sáng tạo tại các trung tâm logistics; phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu, hệ sinh thái thương mại điện tử gắn với tăng cường ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0. Doanh nghiệp cũng cần ứng dụng các công nghệ như IoT, AI, Machine Learning, dùng robot khi phát triển các trung tâm logistics nhằm tăng tính tự động hóa.
Đó là những giải pháp chuyển đổi quan trọng, có thể giúp lĩnh vực logistics phát triển với hạt nhân chính là các trung tâm logistics mạnh theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi ban hành “Kế hoạch Hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025”. Đó cũng là nỗ lực nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nước; đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực.

-
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29 -
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn