-
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3
. |
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho biết, thích ứng với tình hình dịch Covid – 19 diễn biến kéo dài, năm 2021, việc phát triển các sản phẩm OCOP của Thái Nguyên đã gắn với các ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
“Cụ thể, chúng tôi đã vận động, hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng tem truy xuất nguồn gốc. Qua đó giúp khách hàng, đối tác của đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã nhận biết được sản phẩm OCOP; giới thiệu quảng bá được các sản phẩm OCOP của các hợp tác xã. Trên cơ sở thực tế triển khai, trong thời gian tới, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể từng giai đoạn để có giải pháp, phân bố nguồn lực cụ thể hợp lý; thường xuyên rà soát hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn, an ninh mạng phục vụ chuyển đổi số. Đây là nội dung cốt lõi và quyết định thành công chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP tỉnh Thái Nguyên”, ông Sỹ cho biết.
Thực tế, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Một trong những giải pháp quan trọng được các cấp, ngành tỉnh Thái Nguyên thực hiện nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần nâng cao giá trị nông sản là thúc đẩy chuyển đổi số, nhất là Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).
Câu chuyện của hợp tác xã chè Hảo Đạt (TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) là một ví dụ. Từ khi tham gia Chương trình OCOP, đơn vị này được hỗ trợ rất nhiều trong việc quảng bá các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3-5 sao trên các phương tiên thông tin đại chúng, trên các website như: OCOP Thái Nguyên, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh tại địa chỉ thainguyentrade.gov.vn, ứng dụng C-ThaiNguyen.
Xây dựng website, fanpage giới thiệu sản phẩm, kết nối khách hàng giúp sản phẩm chè Hảo Đạt tăng 20% doanh thu so với năm 2020 trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn. |
Hợp tác xã chè Hảo Đạt cũng đã chủ động xây dựng website: chetancuonghaodat.vn, trang fanpage để tự giới thiệu sản phẩm; khách hàng có thể ngồi tại nhà lựa chọn và đặt hàng để được giao hàng tận nơi. Đặc biệt, các sản phẩm đều có mã vạch, tem truy xuất giúp người tiêu dùng dễ dàng kiểm tra nguồn gốc xuất xứ. Cùng với đó, hợp tác xã cũng ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý doanh nghiệp như: Sử dụng quẹt thẻ chấm công hàng ngày đối với người lao động; hệ thống dàn tưới tự động được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ…
“Giá trị kinh tế của sản phẩm chè của chúng tôi được nâng lên hơn 20% nhờ đạt tiêu chí OCOP, việc quảng bá xúc tiến thương mại đã giúp thúc đẩy tăng doanh số bán hàng”, bà Đào Thanh Hảo, Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt cho biết.
Không chỉ đối với Hợp tác xã chè Hảo Đạt, việc ứng dụng chuyển đổi số đã giúp nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã ở Thái Nguyên nâng cao giá trị, tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ như ở hợp tác xã miến Việt Cường (huyện Đồng Hỷ). Đơn vị này đặt mục tiêu ứng dụng công nghệ số để các hộ thành viên sản xuất, kinh doanh, quảng bá sản phẩm. Đồng thời được hỗ trợ đưa sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP lên các sàn thương mại điện tử; chủ động đăng tải sản phẩm lên các trang mạng xã hội như: Zalo, Facebook, sàn thương mại điện tử Lazada, Sendo…
Theo ông Nguyễn Văn Ba, Giám đốc hợp tác xã miến Việt Cường, hợp tác xã này là đơn vị sớm áp dụng hóa đơn điện tử và thấy có nhiều ưu điểm như: Trường hợp giao hàng trực tiếp cho khách nếu có bị thật lạc hóa đơn thì có thể gửi email hoặc qua zalo. Hóa đơn đỏ trước kia thì chỉ có một liên duy nhất.
“Chúng tôi mong muốn tiếp tục được các sở, ngành hỗ trợ quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, trong đó có việc đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại quốc tế để có thể tiếp cận được nhiều hơn nữa khách hàng”, ông Cường cho biết.
-
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 -
VNPT Cloud: Chìa khóa mở ra cánh cửa du lịch thông minh -
VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai -
Gia tăng hàng hóa vi phạm trên sàn thương mại điện tử -
Lợi ích từ AI cho doanh nghiệp Việt Nam lên tới 79,3 tỷ USD vào năm 2030
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025