-
Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kể -
TP.HCM vinh danh 29 doanh nghiệp đạt giải thưởng Thương hiệu Vàng năm 2024 -
Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” -
Doanh nghiệp hãy giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh -
Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18 -
Năm 2026, hoàn thành cơ sở dữ liệu của 5 ngành sản xuất nội địa
Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” diễn ra sáng nay, 10/7, do VWEC phối hợp với Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) tổ chức đã thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu, trong đó nhiều đại biểu đến từ các hiệp hội doanh nghiệp, đại diện các doanh nghiệp do nữ doanh nhân làm chủ.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó chủ tịch phụ trách VWEC cho biết, các đại biểu, doanh nghiệp tham gia Hội thảo không chỉ bởi chuyển đổi xanh giờ không còn được xem là một xu thế mà là một điều tất yếu mà doanh nghiệp phải thực hiện nếu muốn tham gia vào sân chơi toàn cầu, muốn phát triển bền vững.
“Doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp do nữ làm chủ cũng đã chủ động, tích cực tìm hiểu thông tin, nguồn lực để có thể từng bước chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng xanh và bền vững. Tuy nhiên, để hiện thực hoá mong muốn này không đơn giản, thậm chí là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp”, bà Huyền nói.
Thách thức ở đây, theo bà Huyền, từ thay đổi về nhận thức của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, đến các bước thực hiện “chuyển đổi xanh” trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh như đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ mới giảm tiêu hao năng lượng; thay đổi quy trình sản xuất, vận hành; tuân thủ các cam kết về phát triển bền vững và tăng trưởng xanh…
Bà Parimita Mohanty, Quản lý Chương trình về Năng lượng tái tạo, Khối Tài chính, Ban Biến đổi Khí hậu, Văn phòng Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNEP. |
Trước đó, phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Parimita Mohanty, Quản lý Chương trình về Năng lượng tái tạo, Khối Tài chính, Ban Biến đổi Khí hậu, Văn phòng Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNEP nhấn mạnh, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc sử dụng năng lượng tái tạo và thúc đẩy tăng trưởng xanh. Cam kết này được thể hiện rõ trong nhiều chính sách và sáng kiến quốc gia khác nhau nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.
Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh, việc tìm kiếm giải pháp tài chính và kỹ thuật ưu đãi nhằm thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ ít carbon trong hoạt động kinh doanh là rất quan trọng để đẩy nhanh việc áp dụng năng lượng sạch và đảm bảo rằng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), có thể phát triển mạnh trong một nền kinh tế bền vững.
Đây cũng là vấn đề TS. Nguyễn Sỹ Linh, Trưởng ban Biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu (Viện Chiến lược - Chính sách tài nguyên và môi trường) quan tâm thảo luận. Bởi theo ông Linh, ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa phải là trọng tâm ưu tiên trong nhiều kế hoạch hành động, đề án thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050. Cũng phải nói thêm, ở Việt Nam, chuyển đổi xanh vẫn là thuật ngữ bán chính thức, chưa thực sự có chính sách cụ thể mà đang được lồng ghép vào các chính sách biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh hay chuyển đổi năng lượng công bằng.
“Vì vậy, cần thường xuyên đánh giá, giám sát để có những điều chỉnh cần thiết, kịp thời. Mục tiêu chuyển đổi xanh phải được thực hiện trong sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ”, ông Linh phân tích.
Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” do VWEC phối hợp với Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) sáng 10/7. |
Tại Hội thảo, nhiều chương trình và giải pháp, sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân nữ trong chuyển đổi xanh và bài học kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ và doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi công bằng và thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam đã được chia sẻ, thảo luận để hóa giải những khó khăn của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trong chuyển đổi xanh, từ đó đề xuất, xây dựng các chương trình, giải pháp, sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, lãnh đạo để nâng cao năng lực.
Đây là hoạt động trong Dự án “Empower: Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ thông qua chuyển đổi xanh” do UNEP tài trợ, với mục tiêu cung cấp thông tin liên quan đến chính sách, pháp luật về thúc đẩy tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu… cho các doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp hãy giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh -
Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18 -
Năm 2026, hoàn thành cơ sở dữ liệu của 5 ngành sản xuất nội địa -
Tôn vinh 37 hiệp hội, doanh nghiệp tiêu biểu trong hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 -
TKV đặt mục tiêu đạt lợi nhuận 3.400 tỷ đồng -
Khu công nghiệp Liên Hà Thái: Những đích đến đang về cùng mùa xuân -
Ngành sản xuất Việt Nam suy giảm nhẹ trong tháng cuối năm
-
1 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
3 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
4 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/1
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững