
-
Bố trí đủ kinh phí thực hiện chế độ, chính sách khi sắp xếp tinh gọn bộ máy
-
Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 15,7% sau 4 tháng năm 2025
-
Đưa kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
-
Ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp văn hóa trọng điểm
-
Bỏ toàn bộ thanh tra bộ, cục, thanh tra chuyên ngành -
Điểm tên 7 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD sau 4 tháng năm 2025
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Bỉ Christine Defraigne tại buổi tiếp nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam hồi đầu tháng 11 của bà Christine Defraigne (Ảnh: Vietnam+) |
Trong chuyến thăm làm việc tại Vương quốc Bỉ và EU, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ hội kiến Chủ tịch EC Jean Claude Juncker, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz nhằm trao đổi các biện pháp hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên của cả hai bên, phù hợp với mục tiêu phát triển của Việt Nam như năng lượng, tăng trưởng xanh, đào tạo nghề…
Thủ tướng cũng sẽ hội đàm với Thủ tướng Bỉ Charles Michel nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giao thông vận tải, hàng không-vũ trụ…
Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 11/1990. Lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng quan hệ và mong muốn tăng cường quan hệ hợp hợp tác nhiều mặt tương xứng với tiềm năng và vị thế của cả hai bên.
Tháng 6/2012, Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam-EU (PCA) được chính thức ký kết.
Việt Nam đã phê chuẩn PCA vào tháng 11/2013; về phía EU, hiện có 24/28 nước phê chuẩn PCA.
PCA giữa Việt Nam và EU đánh dấu một mốc mới trong quan hệ hợp tác giữa hai bên, thể hiện những bước phát triển to lớn, sâu rộng của quan hệ Việt Nam-EU trong hơn 20 năm qua, đồng thời tạo cơ sở pháp lý đưa quan hệ hợp tác Việt Nam-EU bước sang một giai đoạn mới với phạm vi rộng lớn và mức độ hợp tác sâu sắc hơn.
Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU được khởi động đàm phán từ năm 2010, đến ngày 4/8/2015, hai bên đã công bố kết thúc đàm phán.
Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam-EU. EU là đối tác thương mại lớn thứ hai (sau Trung Quốc) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Hoa Kỳ) của Việt Nam.
Từ năm 2001-2014, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam-EU tăng hơn 8 lần, từ mức 4,5 tỷ USD năm 2001 lên gần 37 tỷ USD năm 2014; tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai bên tính đến hết tháng 9/2015 đạt gần 31 tỷ USD (tăng 15,46% so với cùng kỳ năm 2014).
Về đầu tư, tính đến hết tháng 9/2015, đã có 23/28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đạt 21,53 tỷ USD. Trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam, Hà Lan đứng đầu với 239 dự án, tổng vốn đầu tư gần 6,7 tỷ USD. Pháp đứng thứ 2 với 436 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 3,4 tỷ USD. Tiếp theo là Luxembourg, Đức, Cyprus, Đan Mạch...
EU và các nước thành viên cũng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành thuộc ưu tiên của Việt Nam và EU có thế mạnh như: Hỗ trợ thể chế, khoa học-công nghệ (trong đó có lĩnh vực an toàn hạt nhân), giáo dục, pháp luật, y tế, tài chính-ngân hàng, nông nghiệp, bảo vệ môi trường…
Quan hệ hợp tác Việt Nam-Bỉ phát triển hết sức tốt đẹp
Được chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ tháng 3/1973, thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Vương quốc Bỉ có những bước phát triển hết sức tốt đẹp, hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp; không ngừng tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao, mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và các lĩnh vực hợp tác quan trọng khác.
Trong giai đoạn 2000-2010, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước tăng nhanh và ổn định, từ gần 400 triệu USD năm 2000 lên đến 1,2 tỷ USD năm 2010. Đến năm 2014, kim ngạch thương mại hai chiều giữa 2 nước đạt con số khoảng 2,3 tỷ USD.
Nhìn chung quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Bỉ được đánh giá ở mức cao so với nhiều nước EU và châu Âu khác, dù Bỉ là một thị trường nhỏ. Hiện Bỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam trong EU (sau Đức, Anh, Hà Lan, Pháp và Tây Ban Nha). Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Bỉ chủ yếu là giày dép, hàng dệt may, thủy sản, cà phê, nông sản…
Về đầu tư, tính đến tháng 10/2015, Bỉ có 59 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký khoảng 420 triệu USD, chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.
Hợp tác phát triển giữa hai nướccũng hết sức tốt đẹp. Hiện Việt Nam là nước châu Á duy nhất được nhận hỗ trợ phát triển của Chính phủ Bỉ. Đến nay, tổng giá trị vốn vay ưu đãi của Chính phủ Bỉ cho Việt Nam khoảng gần 66 triệu EUR, tập trung chủ yếu vào các dự án về quản lý nguồn cấp thoát nước, thủy lợi, xử lý rác thải…
Ngoài ra, hợp tác trong lĩnh vực y tế, văn hóa-xã hội, khoa học-kỹ thuật, giáo dục-đào tạo, an ninh-quốc phòng… giữa hai bên thời gian qua cũng có nhiều chuyển biến và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

-
Đưa kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế -
Ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp văn hóa trọng điểm -
Bỏ toàn bộ thanh tra bộ, cục, thanh tra chuyên ngành -
Điểm tên 7 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD sau 4 tháng năm 2025 -
Trình Quốc hội kết thúc hoạt động 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, 693 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga -
Đề xuất thành lập tòa chuyên trách về phá sản, sở hữu trí tuệ
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược