Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 24 tháng 11 năm 2024,
Thực hành trách nhiệm xã hội môi trường tại Việt Nam: Mạnh mẽ nhưng cần thêm sự lan tỏa
C.C - 16/12/2019 18:33
 
Sự kết hợp của các đơn vị, NGOs cùng các tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương đã tạo nên những sự thay đổi đáng kể một cách sâu rộng. Đồng hành với cộng đồng có cả sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong thực hiện CSER, đặc biệt trong bảo vệ môi trường.

Đó chính là những nhận định của các chuyên gia đến từ các tổ chức phi chính phủ (NGOs), tổ chức quốc tế, Liên chính phủ của Liên Hợp Quốc khi bàn luận về thực hành trách nhiệm xã hội môi trường (CSER) tại Việt Nam hiện nay. Đây cũng chính là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp và xã hội khi CSER luôn là yếu tố hàng đầu trong việc đánh giá một tổ chức phát triển bền vững.

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các bên

Một ưu điểm rất lớn của các chiến dịch bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam là các hoạt động cộng đồng đặc biệt là hoạt động cộng đồng tại cơ sở rất mạnh và hiệu quả.

-	Nguyễn Thị Thu Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh (Greenhub) cho biết Greenhub luôn đánh giá cao mối quan hệ giữa 3 bên cho những sáng kiến CSER
Nguyễn Thị Thu Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh (Greenhub) cho biết Greenhub luôn đánh giá cao mối quan hệ giữa 3 bên cho những sáng kiến CSER

Sự kết hợp của các đơn vị, NGOs cùng các tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương đã tạo nên những sự thay đổi đáng kể một cách sâu rộng. Đồng hành với cộng đồng có cả sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong thực hiện CSER, đặc biệt trong bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, các chiến dịch còn thiếu sự gắn kết tổng quát cụ thể. Bên cạnh đó, để kết quả của các chiến dịch này thật sự đi vào đời sống với tác động lâu dài, nên đảm bảo rằng có luật pháp, chính sách và cơ chế thực thi mạnh mẽ để hỗ trợ ở cấp địa phương, đây chính là “bài toán” của chính phủ khi cùng NGOs và doanh nghiệp thực hành CSER.

Mối quan hệ 3 bên gồm chính phủ - NGOs – doanh nghiệp cần được đánh giá quan trọng hơn nữa để tạo lực cho các dự án được lan tỏa rộng khắp.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh (Greenhub) cho biết: “Sự hơp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các NGOs là vô cùng quan trọng. Bởi các doanh nghiệp có nguồn lực, có mong muốn mang lại giá trị xanh cho cộng đồng nơi họ có các hoạt động kinh doanh. Các tổ chức phát triển hoặc NGOs lại có thể giúp các doanh nghiệp đạt được mong muốn đó bằng chuyên môn có sẵn về môi trường, về rác thải, về phương pháp giải quyết các vấn đề môi trường một cách sáng tạo và bền vững. Sự gắn kết chặt chẽ giữa các bên có chung một sứ mệnh là giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường là sự hợp tác bền chặt hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Nền tảng vững chắc cho các sáng kiến vì môi trường

Dự án “Quản lý rác thải vì một thế giới không rác thải” do Hội đồng Anh (British Council) phối hợp cùng Coca-Cola Việt Nam thực hiện trong vài năm nay là một trường hợp có sức lan tỏa lớn. Với năng lực là giáo dục, British Council đã phối hợp cùng chính quyền địa phương và doanh nghiệp hướng đến mục tiêu trang bị cho thầy cô giáo kỹ năng điều phối, kiến thức về quản lý rác thải, tinh thần công dân tích cực mong muốn tạo ra các thay đổi tích cực về môi trường thông qua một phương pháp đào tạo sáng tạo được thực hiện bởi đội ngũ điều phối viên của Hội đồng Anh.

-	Sinh viên tạo ra những vật dụng hữu ích bằng cách tái chế chai nhựa thông qua các Dự án sáng tạo của British Council
Sinh viên tạo ra những vật dụng hữu ích bằng cách tái chế chai nhựa thông qua các dự án sáng tạo của British Council

Dự án được triển khai thí điểm tại ba trường THPT tại tỉnh Thừa thiên Huế trong năm 2018. Và được nhân rộng trong năm 2019 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh với 9 trường THPT.

“Tôi mong muốn ngày càng nhiều sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp vào sứ mệnh bảo vệ môi trường, chung tay cùng các tổ chức phát triển, trường học, cộng đồng để có thể tạo ra nhiều tác động xã hội tích cực tới môi trường của chúng ta”, Trần Thị Hồng Gấm, Phó Giám đốc Chương trình Giáo dục và Xã hội, Hội đồng Anh tại Việt Nam cho biết.

Một trường hợp điển hình khác chính là sáng kiến “Thúc đẩy Sáng tạo vì một thế giới không rác thải” do UNESCO thực hiện tại các khu vực di sản của Việt Nam - khu dự trữ sinh quyển Hội An - Cù Lao Chàm. Dự án đã lựa chọn các thiết kế sáng tạo sử dụng chất liệu rác thải nhựa và alummi của các nghệ sỹ và lắp đặt tại Khu di sản văn hóa thế giới Hội An và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Hội An - Cù Lao Chàm.

“Trong thời gian tới, UNESCO sẽ tiếp tục phối hợp cùng Coca-Cola Việt Nam để thực hiện các chương trình, các sáng kiến, các dự án về môi trường tại các khu di sản thiên nhiên, di sản văn hóa và các khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận”, đại diện UNESCO Việt Nam cho biết.

-	UNESCO luôn mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng và triển khai các Dự án môi trường tại các di sản thế giới được công nhận. Trong ảnh: đại diện UNESCO (trái) ký kết hợp tác cùng Coca-Cola Việt Nam
UNESCO luôn mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng và triển khai các dự án môi trường tại các di sản thế giới được công nhận. Trong ảnh: Đại diện UNESCO (trái) ký kết hợp tác cùng Coca-Cola Việt Nam

Sự thành công của một chiến dịch CSER được đánh giá trên nhiều yếu tố, nhưng đóng vai trò then chốt là sự hợp tác chặt chẽ của các bên để những sáng kiến môi trường được lan tỏa, thực thi sâu rộng tạo ra các giá trị xanh cho cộng đồng và hướng đến phát triển bền vững.

Coca-Cola sẽ xây dựng thêm nhà máy thứ 4 ở Việt Nam
Tập đoàn Coca-Cola đang tìm kiếm mặt bằng tại Hà Nội để mở nhà máy thứ 4 tại Việt Nam. Nhà máy thứ 5 dự kiến sẽ được xây dựng tại TP.HCM...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư