
-
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
-
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng
-
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
![]() |
Thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc sẽ chạm ngưỡng 65,1 tỷ USD vào cuối năm 2020. |
Quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc, đối tác lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Trung Quốc và Hoa Kỳ, dự kiến sẽ cán ngưỡng 65,1 tỷ USD vào cuối năm nay, chiếm tỷ trọng 12,35% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. 9 tháng đầu năm, thương mại song phương 2 nước ghi nhận mức 47,3 tỷ USD.
Bộ Công Thương cho biết, Hàn Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản và ASEAN) và thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc 14,5 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ 2019. Ước tính, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc năm 2020 đạt 19,7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 17,13%.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện; Điện thoại các loại và linh kiện; Máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; May mặc, gỗ và sản phẩm từ gỗ. Điện thoại các loại và linh kiện là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất có xu hướng tăng nhanh qua các năm.
Với vai trò là thị trường cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu lớn thứ 2 cho Việt Nam, năm 2020, ước nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Hàn Quốc đạt 45,5 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 ước tăng 10,5% (9 tháng qua, nhập khẩu từ thị trường này giảm 7,1%, với kim ngạch 32,8 tỷ USD). Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Điện thoại các loại và linh kiện; Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; sắt thép các loại; vải các loại; xăng dầu các loại; chất dẻo nguyên liệu. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch nhập.
Nguyên nhân chính của việc nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc tăng qua các năm là do làn sóng mở rộng đầu tư từ khu vực FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp Hàn Quốc như L&G, Samsung, Posco.. làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm máy móc, linh kiện, thiết bị phục vụ sản xuất trong bối cảnh khả năng cung cấp của các doanh nghiệp phụ trợ trong nước còn kém.
-
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
-
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng
-
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku -
Kích tiêu dùng để thúc kinh tế tăng trưởng trên 8% -
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc mới -
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Người “nhận đường” và “dẫn đường” của dân tộc Việt Nam -
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc -
Chuẩn bị các điều kiện, triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới