-
Long An tăng cường hợp tác với các tập đoàn lớn tại Hàn Quốc -
Bình Định kiến nghị nâng cấp Quốc lộ 19C với kinh phí 540 tỷ đồng -
Doanh nghiệp muốn làm cao tốc TP.HCM - Mộc Bài phải có vốn tối thiểu 1.491 tỷ đồng -
Đề xuất phương án triển khai khả thi nhất cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Tập đoàn Sun Group muốn đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn dài 78,2 km -
Cần Thơ quyết tâm thu ngân sách đạt chỉ tiêu được giao
Khắc phục khẩn trương, nhanh chóng
Báo cáo với Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên trên công trường Dự án Thủy điện Hoà Bình mở rộng, chiều ngày 28/7/2022, ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, nếu dự án không được triển khai thi công trở lại sớm sẽ có nguy cơ mất an toàn các hạng mục công trình đang thi công dở dang và phát sinh chi phí đầu tư xây dựng, dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư dự án.
Trước đó, Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng được đầu tư xây dựng với mục tiêu tăng cường công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, cải thiện chế độ làm việc của hệ thống điện, từ đó góp phần trực tiếp giảm chi phí sản xuất điện, cung cấp thêm cho hệ thống điện quốc gia khoảng 495 triệu kWh/năm.
Phối cảnh Dự án thủy điện Hòa Bình sau khi được mở rộng |
Mặt khác, giảm cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu, qua đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. Đặc biệt là tận dụng khai thác tối đa nguồn nước xả thừa hàng năm vào mùa lũ của Thủy điện Hoà Bình hiện hữu để phát điện.
Bởi vậy, các tổ máy thủy điện công suất lớn như Thủy điện Hòa Bình mở rộng sẽ có ưu thế trong điều chỉnh tần số của hệ thống điện, linh hoạt trong việc điều chỉnh cân bằng công suất phát với công suất phụ tải, nhất là đáp ứng phụ tải đỉnh và dự phòng nóng cho hệ thống điện miền Bắc vào các giờ cao điểm, cũng như trong bối cảnh các nhà máy năng lượng tái tạo có xu thế ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong hệ thống điện.
Được khởi công ngày 10/1/2021, đến ngày 20/10/2021, dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng phát hiện khối sạt phát triển ngoài biên hố móng nhà máy, nên việc thi công tạm dừng.
Sau khi sạt trượt xảy ra, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Văn bản số 302/TB-VPCP ngày 5/11/2021 và Công điện số 1542/CĐ-TTg ngày 7/11/2021, các cơ quan chức năng gồm: Bộ Công thương, UBND tỉnh Hòa Bình, cùng với EVN, tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, đã tiến hành kiểm tra hiện trường, họp bàn các giải pháp, thống nhất chỉ đạo EVN và các bên liên quan xử lý sạt trượt đảm bảo an toàn cho các hạng mục, công trình xung quanh.
Đến nay, đã hoàn thành công tác thi công tại hiện trường, khối sạt cơ bản đã được xử lý triệt để, đảm bảo an toàn cho khu vực hố móng nhà máy và khu vực sân để xe chân Tượng đài Bác Hồ.
Ngay sau khi có ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Bộ Công thương về việc rà soát lại hồ sơ thiết kế kỹ thuật của công trình, EVN đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Điện 1 và Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 1 tổ chức khảo sát bổ sung, xem xét lại hồ sơ thiết kế kỹ thuật trên cơ sở điều kiện địa chất thực tế đã mở móng và các kết quả khảo sát bổ sung.
Qua quá trình khảo sát, các hạng mục như hố móng cửa lấy nước, hầm dẫn nước và hầm phụ, cùng các hạng mục khác (gồm đê quây thượng lưu, đê quây hạ lưu, cơ sở nghiền cốt liệu, trạm trộn bê tông) đều cho kết quả ổn định, phù hợp với điệu kiện thực tế hiện trường và đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây dựng công trình.
EVN đã tiếp thu các ý kiến góp ý của các bộ, UBND tỉnh Hòa Bình và các chuyên gia độc lập của Hội đồng Tư vấn của Bộ Công Thương và đã hoàn thiện hồ sơ đánh giá tổng thể dự án, báo cáo Bộ Công Thương xem xét cho công trình được thi công trở lại.
Chờ Bộ Công thương cho ý kiến
Đến thời điểm hiện tại, đã có đủ ý kiến của các bộ Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng và UBND tỉnh Hòa Bình thống nhất cho phép công trình thi công trở lại. Có 14/14 ý kiến của các chuyên gia độc lập của Hội đồng Tư vấn của Bộ Công thương đồng ý về việc cho phép thi công trở lại công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Đình Nhân cho rằng, nếu dự án này không được triển khai thi công trở lại sớm sẽ có nguy cơ mất an toàn các hạng mục công trình đang thi công dở dang và phát sinh chi phí đầu tư xây dựng, dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư dự án.
Hiện trên công trường, nhà thầu đã rút đi gần như toàn bộ nhân lực và máy móc vì không biết phải chờ đợi đến bao giờ.
Theo Tổng giám đốc EVN, các nội dung Báo cáo đánh giá tổng thể dự án đã được tư vấn thẩm tra và các thành viên Hội đồng Tư vấn thẩm định Hồ sơ báo cáo đánh giá tổng thể dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng thống nhất thông qua. Việc tiếp tục triển khai thi công công trình không những không ảnh hưởng đến an toàn các công trình hiện hữu, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án.
Vì vậy, EVN đề nghị Bộ Công thương xem xét, cho phép chủ đầu tư tổ chức thi công trở lại toàn bộ dự án theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 302/TB-VPCP ngày 5/11/2021 và văn bản số 200/TB-VPCP ngày 9/7/2022.
Cũng tại buổi làm việc, đại diện các bộ, UBND tỉnh Hoà Bình, đơn vị tư vấn, cũng như nhiều chuyên gia độc lập đã có những ý kiến góp ý, đồng ý về việc cho phép thi công trở lại công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
Ghi nhận những ý kiến đóng góp của đại diện các bộ, UBND tỉnh Hoà Bình, đơn vị tư vấn cũng như nhiều chuyên gia độc lập, nhưng Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên vẫn đề nghị chủ đầu tư công trình hoàn thiện báo cáo có đầy đủ ý kiến của các bên liên quan, gửi Chính phủ để đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định cho phép tiếp tục triển khai thi công trở lại công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
Như vậy, Dự án vẫn chưa biết bao giờ được thi công trở lại để sớm hoàn thành, bổ sung được thêm nguồn cung cho hệ thống điện, góp phần giảm tải sự hụt hơi trong cung ứng điện ở miền Bắc vốn đang cận kề.
-
Trịnh Thái Nguyên 15:20 | 13-09-2022Tôi cho rằng đã làm thì làm luôn thể. Nhà máy thủy điện Hòa Bình thêm 02 tổ máy là hợp lý, nhưng nên chuyển 02 nhà máy thủy điện Sơn La thành nhà máy thủy điện bán tích năng. Lý do là điện tái tạo của ta sẽ tăng công suất rất lớn và ngày càng chiếm tỉ lệ cao. Để ổn định lưới điện thì ba nhà máy thủy điện này chỉ phục vụ bù công suất. Cụ thể: Hai nhà máy thủy điện Sơn La có thể nâng công suất lên gấp đôi hoặc gấp ba, thậm chí gấp bốn lần. ĐỒng thời lắp máy bơm nước từ hồ Hòa Bình lên hồ SƠn La 2 và từ hồ Sơn La 2 lên hồ Sơn La 1. Khi công suất điện tái tạo lớn, có thể dừng phát điện thủy điện, thậm chí bơm ngược nước từ hồ dưới lên hồ trên (Tất nhiên là trong điều kiện kỹ thuật cho phép như trong mùa khô). Khi điện tái tạo giảm (ngừng gió hay ban đêm) thì phát điện thủy điện. Còn trong mùa lũ, nếu có thể vẫn ngừng phát khi điện tái tạo nhiều hơn nhu cầu và phát bù tải khi điện tái tạo không đủ công suất. Chỉ cần Ba nhà máy này bù phủ đỉnh thì ta cũng yên tâm phát triển thêm công suất điện tái tạo bằng công suất ba nhà máy này.0 thích
-
Lộ trình đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh -
Tập đoàn Sun Group muốn đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn dài 78,2 km -
Cần Thơ quyết tâm thu ngân sách đạt chỉ tiêu được giao -
Đồng Nai và Bình Dương tăng đầu tư cho logistics -
Nguyên nhân cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đoạn qua Cần Thơ chậm tiến độ -
TP.HCM kêu gọi đầu tư: Doanh nghiệp muốn xem ngay mặt bằng và hồ sơ dự án -
Quảng Nam gỡ vướng cho dự án nghìn tỷ
- Generali gia tăng hiện diện tại thị trường Việt Nam với cột mốc 100 văn phòng trên toàn quốc
- GELEX: Mục tiêu đào tạo gắn bó chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh
- JSC được vinh danh Doanh nghiệp xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội