
-
Thương mại Việt Nam với châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 475 tỷ USD
-
Tháng đầu năm 2023, Xổ số kiến thiết Cần Thơ đạt doanh thu gần 520 tỷ đồng
-
Sabeco bứt phá với tinh thần “Đi lên cùng nhau“
-
Công nghiệp hỗ trợ: Cần cải thiện chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp
-
EVNNPC: Vượt thách thức, đảm bảo điện an toàn -
Xuất khẩu sắt thép cả năm 2022 giảm 3,8 tỷ USD so với 2021
![]() |
Thu hoạch tôm tại ao nuôi của Minh Phú |
Mục đích của Nghị quyết trên, theo Thủy sản Minh Phú là để đẩy nhanh và mạnh khả năng sản xuất của Công ty TNHH Minh Phú - Lộc An từ 2-3 vụ/năm lên 4,5 vụ/năm.
Như vậy, sau khi nhận hơn 3.000 tỷ đồng từ việc bán 35.1% vốn cho Mitsui - Tập đoàn thuỷ sản lớn nhất Nhật Bản- Minh Phú đang có nguồn tài chính dồi dào để đẩy mạnh nuôi tôm theo công nghệ mới.
Hiện nay, Minh Phú chỉ mới chủ động được khoảng 10% nguyên liệu tôm song đang muốn nâng tỷ lệ này lên 20% vào cuối năm 2019 và lên mức 50% trong những năm tới. Việc chủ động nguyên liệu sẽ giúp công ty đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu thời gian tới.
Hiện Minh Phú đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm, nhất là ở hai vùng nuôi chính: Minh Phú Lộc An ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Minh Phú Kiên Giang ở tỉnh Kiên Giang.
Tại Lộc An, Minh Phú có kế hoạch bắt đầu nuôi thông qua “Công nghệ 2-3-4” (nuôi theo 2 giai đoạn, thu tỉa 3 lần, đảm bảo 4 sạch) trên tất cả 1.500 ao nuôi vào năm 2021. Hoạt động xây dựng trang trại với diện tích 302 ha đã được tiến hành. Tại Kiên Giang, Minh Phú có kế hoạch bắt đầu nuôi trong khoảng 1.000 ao với diện tích 600 ha vào năm 2021.
Ngoài ra, Minh Phú đang có kế hoạch chuyển giao công nghệ mới và liên doanh với người nuôi ở địa phương. Lãnh đạo Minh Phú tin rằng, nếu sự hợp tác này thành công, sản lượng tôm của VIệt Nam sẽ tăng vọt, giá thành nuôi tôm giảm, làm tăng khả năng cạnh tranh của tôm Việt trên phạm vi toàn cầu.
Hiện Minh Phú đang là doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới, song mới chỉ chiếm khoảng 5% thị phần tôm toàn cầu. Minh Phú và Mitsui đang muốn nâng tỷ lệ này lên 25% trong vòng 15-20 năm tới.
Nguyên liệu tôm chính là vũ khí quan trọng nhất đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu tôm. 9 tháng đầu năm nay, sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nguyên liệu đã khiến lợi nhuận của Minh Phú giảm mạnh.
Báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, dù doanh thu thuần bán hàng 9 tháng vẫn tăng song do phải nhập khẩu nguyên liệu giá cao khiến giá vốn tăng mạnh hơn tốc độ tăng doanh thu, dẫn tới lợi nhuận gộp giảm.
Tổng lợi nhuận hợp nhất mà Minh Phú thu về 9 tháng (trước thuế) là 446,8 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau thuế, lợi nhuận của vua tôm chỉ còn 390 tỷ, giảm gần 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Hết 9 tháng đầu năm, Minh Phú chỉ đạt 31% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

-
Sabeco bứt phá với tinh thần “Đi lên cùng nhau“ -
Công nghiệp hỗ trợ: Cần cải thiện chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp -
EVNNPC: Vượt thách thức, đảm bảo điện an toàn -
Ngành da giày phấn đấu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu đạt 38 - 39 tỷ USD -
Xuất khẩu sắt thép cả năm 2022 giảm 3,8 tỷ USD so với 2021 -
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ: Nỗ lực vượt bậc để hoàn thiện các công trình -
Chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội
-
1 10.800 doanh nghiệp thành lập mới, 43.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
-
2 Gần 1,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
-
3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc chọn thầu xây nhà ga hành khách Sân bay Long Thành
-
4 Nhận diện thương vụ M&A điển hình thời bất động sản khát vốn
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 30/1
-
Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile thông báo mời thầu
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"