
-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính
-
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
-
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
Mặc dù so với cùng kỳ, doanh thu quý III/2021 của Vĩnh Hoàn vẫn tăng mạnh, song lại có chiều hướng giảm liên tục so với các tháng liền kề. Cụ thể, doanh thu xuất khẩu tháng 9 đạt 658 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, nhưng giảm 7% so với tháng trước. Doanh thu tháng 8/2021 là 705 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ, nhưng giảm 7,8% so với tháng 7/2021 (765 tỷ đồng).
Trong quý III/2021, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất của Vĩnh Hoàn. Riêng trong tháng 9/2021, doanh thu vào thị trường Mỹ đạt tới 344 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước và tăng 17% so với tháng trước. Thị trường châu Âu cũng tăng 11%. Hai thị trường lớn tăng trưởng tốt đã bù đắp phần nào sự suy giảm của thị trường Trung Quốc.
Trong tháng 9/2021, xuất khẩu sang Trung Quốc của Vĩnh Hoàn giảm 38% so với cùng kỳ và giảm 40% so với tháng 8 xuống 84 tỷ đồng do công ty phải giảm công suất chế biến để tuân thủ yêu cầu về chính sách giãn cách xã hội để chống dịch Covid-19.
Về cơ cấu hàng xuất khẩu, cá tra vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty với mức tăng trưởng 36%, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cũng tăng 36%, bù đắp được sự suy giảm của một số sản phẩm khác.
Riêng Sa Giang, sau khi được Vĩnh Hoàn mua lại đang sút giảm doanh thu tới 21% so với tháng trước, chủ yếu là do sự sụt giảm của sản phẩm tôm dăm (doanh thu tháng 9/2021 giảm tới 28%, chủ yếu ở thị trường châu Âu). Tuy vậy, sự suy giảm của sản phẩm tôm dăm được bù đắp một phần nhờ sự gia tăng của sản phẩm gạo và các sản phẩm khác.
Như vậy, lũy kế 9 tháng, doanh thu xuất khẩu của Vĩnh Hoàn vẫn tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2020, động lực tăng trưởng chính là thị trường Mỹ.
Cổ phiếu VHC trên thị trường đang tăng trưởng mạnh mẽ từ đầu năm đến nay. Mặc dù đơn hàng tăng mạnh do đang ở thời điểm cao thụ (mùa lễ hội tại Mỹ). Tuy nhiên, công suất chế biến giảm do áp dụng “3 tại chỗ” cộng với giá cước vận chuyển cao khiến biên lợi nhuận của Vĩnh Hoàn bị sụt giảm. Vĩnh Hoàn kỳ vọng lợi nhuận quý IV/2021 sẽ tăng mạnh trở lại khi công suất được cải thiện mạnh mẽ và thị trường tiêu thụ thuận lợi.

-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu -
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính -
Gỗ Đức Thành muốn bán bớt tài sản để giảm áp lực tài chính -
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
ĐHĐCĐ MIC: Lợi nhuận mục tiêu tăng 75%, đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu, trái phiếu -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng