
-
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ
-
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường
-
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm
-
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính
-
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt -
Áp lực chốt lời dâng cao, VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc xanh
![]() |
Thêm một thương vụ M&A trong ngành nông nghiệp thực phẩm được hoàn tất |
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam vừa thông báo đã thực hiện chuyển quyền sở hữu cổ phiếu SGC của CTCP Sa Giang. Theo đó, toàn bộ 3,56 triệu cổ phần vốn nhà nước đã được Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước SCIC chuyển nhượng lại cho CTCP Vĩnh Hoàn.
Vĩnh Hoàn cũng là đơn vị duy nhất đăng ký tham gia trong đợt chào bán cạnh tranh công khai hồi cuối tháng 12/2020. Sau một tháng rưỡi kể từ khi kết thúc đợt chào bán và Vĩnh Hoàn thực hiện chuyển tiền, thủ tục chuyển nhượng cổ phần mới được hoàn tất.
Theo kế hoạch, vào ngày 29/1 tới, Sa Giang sẽ tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2020. Nội dung chính của cuộc họp xoay xung quanh câu chuyện bổ sung thay thế nhân sự của HĐQT nhiệm kỳ năm 2019-2023. Dù Vĩnh Hoàn chưa là cổ đông ở thời điểm chốt quyền tham dự đại hội, cổ đông lớn SCIC vẫn hoàn toàn có thể ứng cử các nhân sự của Vĩnh Hoàn vạo HĐQT của Sa Giang.
Số tiền Vĩnh Hoàn chi ra cho thương vụ trên là gần 348 tỷ đồng. Doanh nghiệp ngành cá tra này vốn không xa lạ với các thương vụ M&A. Năm 2017, Vĩnh Hoàn đã mua lại 100% cổ phần CTCP Thủy sản Thanh Bình Đồng Tháp để tăng năng lực sản xuất. Sau đó một năm, công ty tiếp tục mua lại một nhà máy chế biến để thành lập công ty Vĩnh Phước. M&A là công cụ hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình mở rộng quy mô của công ty. Thương vụ M&A Sa Giang - một doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm chế biến và cùng ở Đồng Tháp cũng gợi mở những cơ hội hợp tác trong tương lai.
Vĩnh Hoàn từng đầu tư vào danh mục cổ phiếu với giá trị có thời điểm lên gần 194 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty này đã hoàn tất chốt lời trong quý vừa rồi. Khoản lãi từ chứng khoán kinh doanh mang về tổng cộng 63 tỷ đồng trong năm 2020.
Việc thu hồi vốn đầu tư cổ phiếu mang lại khoản tiền phục vụ hoạt động M&A. Đến cuối năm 2020, tổng tài sản của Vĩnh Hoàn đã tăng lên 7.192 tỷ đồng, chủ yếu do hoàn tất xây dựng xưởng sản xuất bột cá. Kết quả kinh doanh năm 2020 của Vĩnh Hoàn tăng trưởng âm so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế cả năm chỉ đạt 7-4,8 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ. Dù vậy, thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu VHC vẫn khá cao (3.874 đồng).

-
Rao bán cổ phần PVST lần hai: Không giảm giá, ai sẽ mua? -
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính -
Những kế hoạch cổ tức làm ấm lòng cổ đông -
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt -
Áp lực chốt lời dâng cao, VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc xanh -
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu