Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Tiêm chủng thời COVID-19: Không được lơ là
B.T - 28/11/2020 18:13
 
Để phòng bệnh, trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu không sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ.
Lãnh đạo Bộ Y tế thăm hỏi người dân đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu
Lãnh đạo Bộ Y tế thăm hỏi người dân đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu

Trong thời gian cách ly xã hội vừa qua, nhiều trường hợp hoãn lại lịch tiêm, hay các gia đình chủ trương không cho trẻ tiêm bất kì vắc xin gì. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể bùng phát dịch bệnh.

Do đó, bên cạnh việc cảnh giác với COVID-19, chúng ta vẫn nên có kế hoạch tiêm chủng để phòng ngừa các bệnh khác. Cha mẹ cần đưa con đi tiêm các loại vắc xin theo đúng độ tuổi, đặc biệt là các vắc xin phòng sởi, sởi - quai bị - rubella, thủy đậu, bạch hầu - ho gà - uốn ván, cúm, phế cầu, các bệnh truyền nhiễm khác được khuyến cáo cho trẻ theo lứa tuổi như viêm não, viêm màng não...

Bên cạnh COVID-19, rất nhiều dịch bệnh khác cũng có khả năng gây tử vong với số lượng không kém nếu không được tiêm chủng đầy đủ như sởi, cúm, ho gà, viêm não, viêm màng não... Đơn giản như cúm mùa cũng có khả năng gây thành đại dịch, với 500 - 800 triệu ca mắc và tử vong 250.000 - 500.000 ca mỗi năm.

Dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên vừa qua cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của tiêm chủng. Chỉ trong vòng 2 tháng, từ đầu tháng 6 đến ngày 3/8, khu vực Tây Nguyên đã ghi nhận trên 100 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu, trong đó có 3 trường hợp tử vong.

Lợi ích của tiêm chủng thực sự vô cùng to lớn. Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã được Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những chương trình y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam.

Chính nhờ có Chương trình Tiêm chủng mở rộng hàng năm chúng ta đã bảo vệ được cho được hàng triệu trẻ không bị mắc, không bị chết cũng như các di chứng của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phổ biến. Bảo vệ cho hàng triệu phụ nữ và trẻ sơ sinh không bị mắc uốn ván trong sản khoa.

[Infographic] Tiêm chủng giúp phòng bệnh như thế nào?
Tiêm chủng là việc sử dụng vaccine nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động, đặc hiệu để chống lại bệnh truyền nhiễm.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư