
-
Hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn cho ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật
-
Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng
-
Sống xanh đang trở thành lựa chọn tự nhiên của người trẻ Hà Nội
-
Chuyển đổi phương tiện xanh: Hạ tầng là mắt xích quyết định thành công
-
Khi phát triển bền vững bắt đầu từ con người và cộng đồng -
Hà Nội sẵn sàng đầu tư mạnh cho giao thông xanh
Theo Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y Dương Tất Thắng, trong năm 2024, Cục đã chủ động theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh, tổ chức các đoàn kiểm tra đến từng địa phương để giám sát và báo cáo cụ thể. Nhờ đó, số ổ dịch tả lợn châu Phi giảm 63%, số lợn chết và bị tiêu hủy giảm tới 80%, cho thấy công tác kiểm soát dịch bệnh đang có tiến triển tích cực.
Tuy nhiên, tình trạng giấu dịch, không khai báo, sử dụng vaccine sai đối tượng hoặc tiêm sai quy trình vẫn xảy ra tại không ít địa phương. Nguyên nhân chủ yếu do thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu thông tin và đặc biệt là tâm lý e ngại của người dân khi chưa thực sự tin tưởng vào hiệu quả của vaccine.
![]() |
Việt Nam là nước đầu tiên sản xuất thương mại vaccine Dịch tả lợn châu Phi. |
Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y Dương Tất Thắng cho biết, để phát triển ngành chăn nuôi theo hướng bền vững, cần đảm bảo đồng bộ năm yếu tố: tái đàn, con giống, thức ăn, môi trường và kiểm soát dịch bệnh. Trong đó, vaccine giữ vai trò trung tâm, nhưng chỉ phát huy tác dụng khi được triển khai đúng quy trình và trên đối tượng phù hợp.
“Dịch tả lợn châu Phi là mối đe dọa lớn, không thể kiểm soát bằng phương pháp thụ động. Ngay cả những loại vaccine nội địa hiện nay như NAVET-ASFVAC hay AVAC ASF LIVE, dù đạt hiệu quả tới 95% vẫn không thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ nếu lợn đã nhiễm bệnh trước khi tiêm”, ông Thắng khẳng định.
Nhấn mạnh nguyên tắc “phòng hơn chống”, Cục Chăn nuôi và Thú y đề nghị các địa phương triển khai tiêm phòng có kiểm soát, trong đó cán bộ thú y cần trực tiếp đánh giá tình trạng đàn lợn trước khi tiêm, đảm bảo không có cá thể nào đang nhiễm bệnh tiềm ẩn. Đồng thời, người chăn nuôi cần hiểu rõ vaccine không phải là thuốc điều trị.
Giải thích về các trường hợp phản ánh lợn chết sau tiêm, bà Nguyễn Thị Kim Lan, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương NAVETCO nhấn mạnh: “Vaccine chỉ có tác dụng phòng bệnh, không thể cứu chữa vật nuôi đã nhiễm virus. Việc tiêm sau khi lợn đã có triệu chứng là phản khoa học, vừa lãng phí, vừa gây hiểu nhầm”.
Thực tế tại các trang trại cho thấy, vẫn còn tình trạng sử dụng vaccine sai lứa tuổi hoặc sai loại lợn. Có nơi tiêm vaccine cho lợn nái, lợn quá nhỏ dưới 4 tuần tuổi, không phù hợp với chỉ định của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, giá thành vaccine vẫn ở mức cao, khoảng 30.000 - 40.000 đồng/liều, tạo áp lực tài chính lớn cho người chăn nuôi, nhất là các hộ quy mô nhỏ. Một số địa phương còn phụ thuộc vào ngân sách hỗ trợ, khiến tiến độ tiêm vaccine chưa đồng đều.
Trước thực trạng đó, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến yêu cầu phải nâng cao vai trò của truyền thông, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể để người dân nắm rõ nguyên tắc sử dụng vaccine. Không ai hiểu vaccine bằng doanh nghiệp sản xuất, không ai hiểu tình hình dịch bệnh bằng cán bộ thú y, và không ai hiểu rủi ro bằng người chăn nuôi. Vì vậy, ba lực lượng này phải cùng phối hợp, cùng chịu trách nhiệm.
Theo ông, để vaccine dịch tả lợn thực sự trở thành lá chắn hiệu quả cho ngành chăn nuôi, phải đồng thời làm tốt ba việc: kiểm soát an toàn sinh học trong sản xuất vaccine, kiểm định chất lượng sát sao và phổ biến kiến thức tiêm phòng đến từng hộ dân. Bộ cũng khuyến khích các doanh nghiệp như NAVETCO, AVAC Việt Nam tiếp tục đầu tư cải tiến vaccine, giảm chi phí và tăng hiệu quả bảo hộ.
“Sản phẩm nội địa nếu được nghiên cứu tốt, quản lý chặt chẽ thì hoàn toàn có thể trở thành niềm tin của thị trường. Đó là cách vừa đảm bảo chủ quyền vaccine quốc gia, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp”, Thứ trưởng nói.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng yêu cầu Cục Chăn nuôi và Thú y sớm ban hành các văn bản hướng dẫn kỹ thuật cụ thể, giao trách nhiệm cho các tỉnh, thành triển khai đồng bộ. Trong đó, cần có cơ chế giám sát quá trình tiêm phòng, cập nhật dữ liệu thường xuyên và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm quy trình.
Ở góc độ chính sách, nhiều chuyên gia cho rằng, để vaccine phát huy hiệu quả toàn diện, cần tích hợp vào chiến lược phát triển nông nghiệp hiện đại, trong đó lấy an toàn sinh học và kinh tế tuần hoàn làm nền tảng. Việc tiêm vaccine không thể mang tính đối phó, đây phải là mắt xích trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ chăn nuôi hiện đại, từ con giống đến sản phẩm cuối cùng. Khi người dân thấy được hiệu quả thực tế, họ sẽ chủ động hợp tác.
Về lộ trình tiêm phòng, vaccine được khuyến cáo chỉ sử dụng cho lợn khỏe mạnh, không có triệu chứng bệnh. Đối với lợn thịt, thời điểm tiêm thích hợp là từ 6 - 8 tuần tuổi. Với lợn hậu bị (sau cai sữa), nên tiêm phòng trước khi phối giống khoảng 2 tuần. Các chuyên gia thú y lưu ý không tiêm vaccine cho lợn nái đang mang thai hoặc lợn con dưới 4 tuần tuổi để tránh phản ứng ngoài mong muốn.
Các chuyên gia khuyến cáo người chăn nuôi cần tuân thủ nghiêm các yêu cầu về an toàn sinh học, thực hiện tiêm vaccine đúng hướng dẫn và không sử dụng vaccine như một biện pháp điều trị.

-
Chuyển đổi phương tiện xanh: Hạ tầng là mắt xích quyết định thành công -
Khi phát triển bền vững bắt đầu từ con người và cộng đồng -
Nhựa Tiền Phong - Kiến tạo giá trị xanh bền vững -
Hà Nội sẵn sàng đầu tư mạnh cho giao thông xanh -
Ngóng chính sách “xanh” cho nhà đầu tư vào nông nghiệp -
Nông nghiệp tuần hoàn: Từ bài toán môi trường đến động lực tăng trưởng xanh -
Hà Nội sẽ tính toán, ưu tiên hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện trong khu vực Vành đai 1
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam