
-
Mỹ hoãn thuế đối ứng, VN-Index tăng gần 73 điểm, hơn 600 mã chứng khoán tăng trần
-
Mặt bằng lãi suất thấp tác động tích cực lên thị trường chứng khoán
-
F88 bắt tay với "ông lớn" trong lĩnh vực logistics
-
Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tài khoản chứng khoán nhiều nhất 6 tháng
-
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng -
Gia đình Chủ tịch DIG dự kiến bị bán giải chấp hơn 3,75 triệu cổ phiếu
![]() |
Nỗ lực của phe mua là chưa đủ để giúp thị trường duy trì được sắc xanh |
Sắc đỏ áp đảo
Trong khi nhiều thị trường châu Á hồi phục, cả ba chỉ số chứng khoán Việt Nam đều quay đầu giảm điểm, đặc biệt từ cuối phiên chiều. Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 6,12 điểm, tương đương với 0,64% xuống 946 điểm. Rơi sâu hơn, HNX Index bốc hơi 1,88% xuống 191 điểm, UPCoM-Index giảm 1,11% xuống 67,65 điểm.
Dòng cổ phiếu chứng khoán và thép hồi phục vài phiên trước nay lại là nhóm bị điều chỉnh mạnh. Trong nhóm chứng khoán, số cổ phiếu tăng giá chỉ xuất hiện hiếm hoi. Nhiều cổ phiếu nhóm này đóng cửa giảm sàn như HCM, PSI, FTS… VND, SHS, MBS cũng đều giảm quanh 6%. Cổ phiếu có quy mô vốn hóa lớn nhất ngành thép là HPG giảm kịch sàn khi kết thúc phiên.
Số lượng các mã giảm áp đảo. Trên ba sàn, có 443 mã giảm, 86 mã giảm sàn; trong khi chỉ có 207 mã tăng và 42 mã tăng kịch biên độ. Cổ phiếu kéo chỉ số giảm sâu nhất là HPG. Sau phiên giảm sàn hôm nay, giá cổ phiếu Hòa Phát đã về sát mức giá tuần trước, đóng cửa ở mức 13.800 đồng/cổ phiếu. Các cổ phiếu ngành bất động sản như VIC, VHM, NVL cũng là “tội đồ” kéo chỉ số chung rơi sâu.
Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu ngân hàng như CTG, BID tăng tích cực đã giúp thu hẹp đà giảm của VN-Index. Dù sắc xanh nhỉnh hơn, dòng cổ phiếu ngân hàng giao dịch khá phân hóa. Một số cổ phiếu giảm sâu như TPB (-3,15%), VPB (-2,9%), NVB (-2,41%)… EIB lội ngược dòng ngoạn mục khi không chỉ chấm dứt chuỗi dài các phiên “trắng bên mua” mà còn tăng trần phiên hôm qua và tăng 0,78% ở phiên này.
Theo bộ phận phân tích VCBS, diễn biến các phiên gần đây cho thấy nỗ lực của phe mua là chưa đủ để giúp thị trường duy trì được sắc xanh. Các chỉ báo tại khung đồ thị giờ vẫn đang suy yếu nhẹ và hướng xuống thể hiện sự rủi ro giảm điểm mạnh vẫn còn đang hiện hữu. Trong trường hợp tích cực nhất, công ty chứng khoán này cho rằng VN Index sẽ tích lũy quanh khu vực điểm 940 để lấy lại sự cân bằng tuy nhiên trường hợp giảm điểm mạnh vẫn hoàn toàn có thể xảy ra khi tâm lý nhà đầu tư vẫn đang thiếu ổn định.
Thanh khoản rơi sâu
Ngoài diễn biến khá tiêu cực về điểm số, thanh khoản thị trường giảm mạnh là điều đáng chú ý. Dòng tiền mất hút trong phiên giao dịch hôm nay. Giá trị giao dịch trên cả ba sàn chỉ đạt vỏn vẹn hơn 8.900 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch trên sàn HoSE chỉ xấp xỉ 7.860 tỷ đồng. NVL là cổ phiếu hút giao dịch nhất trong phiên với thanh khoản đạt 702,5 tỷ đồng. Cổ phiếu này cũng đã có phiên bùng nổ thanh khoản với 128,5 triệu đơn vị sang tay, tương đương giá trị giao dịch 3.293 tỷ đồng. Tuy nhiên, NVL vẫn giảm sàn về 23.600 đồng/cổ phiếu.
Khối ngoại bán ròng hơn 180 tỷ đồng cổ phiếu của Novaland, chiếm tỷ trọng ơn 25% trong tổng giá trị khớp lệnh của cổ phiếu này. NVL cũng là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất phiên. Các nhà đầu tư ngoại tiếp tục tỏ ra thận trọng khi mua ròng với giá trị thấp (121 tỷ đồng). Cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất là STB (81 tỷ đồng). Ngoài ra, PVS, MSN, POW, BID, PHR được mua ròng 20-30 tỷ đồng.

-
F88 bắt tay với "ông lớn" trong lĩnh vực logistics -
Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tài khoản chứng khoán nhiều nhất 6 tháng -
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng -
Gia đình Chủ tịch DIG dự kiến bị bán giải chấp hơn 3,75 triệu cổ phiếu -
Áp lực bán giải chấp vẫn có thể còn tiếp diễn -
Hơn 430 cổ phiếu giảm sàn, VN-Index mất hơn 15% từ đỉnh -
Chứng khoán giữa bão thuế quan và hy vọng "tái ông thất mã"
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp