-
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia
Quốc hội dành cả ngày 3/11 thảo luận Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi |
Chất lượng phải được đặt lên hàng đầu
Được xác định là nhiệm vụ lập pháp quan trọng của cả nhiệm kỳ, Luật Đất đai sửa đổi đã được Quốc hội dành cả ngày thảo luận tại nghị trường vào cuối tuần qua.
Việc tài liệu chỉ được gửi tới đại biểu 14 tiếng trước khi phiên thảo luận diễn ra cũng phần nào cho thấy mức độ phức tạp của quá trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo.
Báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo có dung lượng lên tới 413 trang của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chứa đựng sự “giằng co” của nhiều luồng quan điểm trước hầu hết các nội dung lớn của Dự thảo.
Tại báo cáo tóm tắt, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề cập 5 nội dung đã thống nhất một phương án, trong khi đó, còn tới 16 nội dung (với 22 vấn đề) vẫn đang thiết kế 2 - 3 phương án. Trong đó, nhiều phương án mới được thiết kế từ đề xuất của Chính phủ tại Báo cáo số 598/BC-CP ngày 23/10/2023 gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ông Vũ Hồng Thanh nêu rõ, cho đến nay, nhiều chính sách quan trọng chưa thiết kế được phương án tối ưu, trong quá trình rà soát tiếp tục phát sinh các chính sách mới có ý kiến khác nhau do phạm vi của Dự án Luật Đất đai rất rộng, liên quan mật thiết, chặt chẽ với nhiều quy định tại các luật khác.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, chất lượng của Dự án là vấn đề phải được đặt lên hàng đầu, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Một sơ suất, một điều khoản của luật sau khi ban hành nếu có bất cập sẽ gây nhiều tác động và hệ lụy đối với kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân, thậm chí kìm hãm sự phát triển.
Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận nội dung Dự thảo đang thiết kết theo 2 phương án, song ngay cả các nội dung đã thống nhất một phương án cũng chưa thuyết phục được nhiều đại biểu.
Chẳng hạn, Điều 79 về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, so với Điều 86 của Dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư, chỉ có 4 khoản quy định khái quát, đã quy định thành 31 khoản về các trường hợp cụ thể, một khoản có tính chất dự phòng để Quốc hội quyết định trong trường hợp bổ sung sau này theo thủ tục rút gọn.
Tuy nhiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết, khi đọc kỹ thì trong các điều khoản cụ thể lại có những trường hợp khác. Ví dụ, khoản 18 quy định thu hồi đất cho các trung tâm cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành khác, hoặc khoản 20 quy định thu hồi đất cho các công trình sự nghiệp khác. “Như vậy, những trường hợp khác này không rõ là gì và những cơ quan nào sẽ quyết định?”, đại biểu Hoa băn khoăn.
Vị đại biểu Nam Định đề nghị làm rõ những trường hợp này, bởi luật phải rõ ràng, khách quan, minh bạch, nhất là những trường hợp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Đại biểu Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) cũng băn khoăn, Điều 79 có thể vẫn chưa bao quát hết các trường hợp cần thu hồi đất. Nhất là, quy định như vậy vẫn chưa thể giải quyết triệt để một trong những bất cập lớn nhất đang đặt ra. Đó là, khi Nhà nước thu hồi đất, người có đất được bồi thường theo bảng giá đất do Nhà nước ban hành, trong khi các doanh nghiệp và người có đất thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án thì giá đất thường cao hơn.
“Tôi mạnh dạn đề xuất Quốc hội xem xét, chỉnh sửa, bổ sung Điều 79 và các điều khoản liên quan trong Dự thảo theo hướng Nhà nước thu hồi đất đối với các trường hợp thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng thực hiện dự án”, ông Tuấn nói.
Quan điểm này nhận được sự đồng tình của một số vị đại biểu đăng đàn sau đó.
Cần mở đường cho nguồn cung nhà ở
Trong các vấn đề còn chênh vênh hai phương án, một trong những nội dung còn ý kiến rất khác nhau là quy định thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc sử dụng quyền sử dụng đất đang có để thực hiện dự án nhà ở thương mại.
Tại báo cáo ngày 23/10/2023, Chính phủ đề xuất mở rộng về các loại đất được làm dự án loại này.
Vì thế, Dự thảo để hai phương án.
Một là, giữ quy định về các loại đất được làm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất như Luật Nhà ở hiện hành: chỉ được thực hiện dự án nhà ở thương mại đối với trường hợp đang có quyền sử dụng đất nếu đó là đất ở hoặc đất ở và đất khác (không phải đất ở, bao gồm cả đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp); chỉ được thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở.
Hai là, mở rộng các loại đất được làm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, điều kiện được nhận chuyển nhượng không giới hạn về các loại đất như Chính phủ đề xuất.
Đa số ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với phương án 1.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, đại biểu Hà Sỹ Đồng nhận xét, phương án 2 là đề xuất mới, chưa được đánh giá tác động đầy đủ, nên việc vẫn để cả phương án 1 là sự cẩn trọng cần thiết.
Song, từ yêu cầu của thực tiễn, vị đại biểu Quảng Trị nghiêng về phương án 2.
Ông phân tích, mục tiêu của phương án 2 là nhằm đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và cung cấp nhà ở cho người dân, đây thực sự là điều rất cần thiết.
“Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, dân cư dồn về đô thị. Nếu không mở rộng nguồn cung nhà ở, thì cung thấp hơn cầu, giá nhà sẽ cao. Thực tế cũng cho thấy, giá nhà ở của Việt Nam quá cao so với thu nhập trung bình của xã hội. Nếu giá nhà cao như vậy, thì sẽ dẫn đến hệ quả là người ta buộc phải ở trong các căn hộ dưới chuẩn an toàn. Cũng không ít trường hợp vì không chịu được chi phí mua nhà, nên chấp nhận xây nhà trên đất nông nghiệp”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nói.
Theo đại biểu, vụ cháy chung cư mini làm bàng hoàng cả xã hội vừa qua có một phần nguyên nhân do có quá nhiều rào cản không cần thiết liên quan cung nhà ở. Vì thế, gỡ bỏ rào cản về cung nhà ở, chỉ giữ lại những yêu cầu thật cần thiết về an toàn là cách để hạn chế những vụ việc thương tâm như vậy.
“Điều này, tất nhiên, còn phụ thuộc vào nhiều quy định khác, trong đó có Luật Nhà ở sửa đổi, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi mà Quốc hội sắp thông qua, song những thay đổi mạnh mẽ từ Luật Đất đai sẽ mở đường cho các thay đổi có liên quan”, ông Đồng nêu quan điểm.
Bên cạnh các vấn đề nêu trên, 65 ý kiến phát biểu và tranh luận còn mổ xẻ nhiều bất cập trong các quy định về giá đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đất cho đồng bào dân tộc thiểu số... Trong khi một số ý kiến cho rằng, cần thông qua Luật Đất đai sửa đổi càng sớm càng tốt, thì một số vị khác nói cần có thêm thời gian để chỉnh lý kỹ càng hơn.
Phát biểu cuối phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến xác đáng của đại biểu để hoàn thiện Dự thảo. Liên quan Điều 79, được rất nhiều đại biểu đề cập, có một số ý kiến đề nghị bổ sung thêm thu hồi đất cho khu đô thị, phát triển du lịch, ông Thanh hồi âm sẽ nghiên cứu, song phải bám vào quy định của Hiến pháp là chỉ thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, khi phát biểu kết luận cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức phiên họp giữa hai đợt của Kỳ họp thứ sáu này, cân nhắc kỹ lưỡng, nhiều mặt và chỉ trình Quốc hội thông qua luật khi đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và đảm bảo tính khả thi.
-
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025