-
Lo ngại ách tắc giao thông, doanh nghiệp cung ứng hàng Tết tìm kiếm giải pháp -
Doanh nghiệp né rủi ro thị trường xuất khẩu -
Xuất khẩu sang châu Mỹ thắng lớn -
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực -
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường
Ông Dennis Jönsson, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tetra Pak, nhà cung cấp báo cáo Chỉ số ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh: “Dự báo được sự gia tăng của nhu cầu sữa trên toàn cầu đã đem lại cơ hội lớn cho các công ty trong ngành sữa tại các thị trường phát triển để họ có thể thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm sữa bột và sữa nước vào các thị trường phát triển. Nhưng để thành công lâu dài, họ sẽ phải cân bằng giữa việc gia tăng xuất khẩu và tiếp tục phát triển thị trường nội địa của chính họ”.
Nhu cầu sữa Việt Nam và toàn cầu sẽ tăng mạnh |
Tại Việt Nam, các số liệu thống kê mới nhất cho thấy nhu cầu sữa cũng đang gia tăng mạnh.Theo ông Robert Garaves, Giám đốc điều hành công ty Tetra Pak Việt Nam, trong 5 năm gần đây (2008 – 2013), tiêu dùng sữa của Việt Nam tăng trung bình 16%/năm và hiện trung bình mỗi người dân Việt Nam sử dụng 20.5 lít sữa/năm.
Lý do nhu cầu tiêu dung sữa tăng mạnh mà Báo cáo Chỉ số ngành sữa toàn cầu đưa ra chủ yếu bởi tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa tại châu Á, châu Phi và Mỹ latin. Tuy nhiên, nguồn cung và nhu cầu về sữa trên thế giới sẽ mất cân bằng bởi lượng nguyên liệu sữa tại các thị trường mới nổi có thể bị thiếu hụt trong khi ở các thị trường phát triển lại dư thừa, dẫn đến cạnh tranh mạnh trong xuất khẩu và giảm sút nhu cầu tiêu thụ nội địa tại đây. Như vậy, các nhà sản xuất trong cả hai khu vực thị trường này cần có các hành động cần thiết để đảm bảo thành công bền vững.
Các công ty sữa tại các thị trường nhập khẩu sữa sẽ phải vượt qua thách thức từ đảm bảo nguồn cung sữa bền vững, có chất lượng cao trong khi vẫn bắt kịp sự gia tăng của nhu cầu. Một số thị trường như Trung Quốc, ASEAN trong đó có Việt Nam đang thực hiện các hoạt động tương tự theo nhiều cách như đầu tư mạnh vào chăn nuôi bò sữa trong nước, hợp tác với các doanh nghiệp lớn của nước ngoài và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bằng các sản phẩm giá trị gia tăng. Về cơ bản, đây là những biện pháp ban đầu để đạt tới các hoạt động cân bằng cần thiết, củng cố tương lai bền vững của ngành công nghiệp sữa.
Được biết năm 2013, tại Việt Nam, thị trường sữa nước ước đạt 1315,07 tấn (1276.6 triệu lít), và dự tính đạt hơn 1.615 tấn (tương đương 1.560 triệu lít)- vào năm 2017. Thị trường sữa bột năm 2013 cũng đạt 581 tấn (tương đương 561 triệu lít), và sẽ tăng lên mức 781 tấn (755 triệu lít) vào năm 2017.
Thanh Vũ
-
Quảng Ninh kích cầu tiêu dùng những ngày đầu năm 2025 -
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng mạnh -
Cơ hội thưởng thức bò Wagyu "sang chảnh" với giá thành phải chăng -
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xăng tăng giá lần thứ 3 liên tiếp từ đầu năm 2025 -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường -
Vietnam Airlines khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm trong dịp Tết Nguyên đán 2025
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng