
-
Thị trường loa Việt Nam vào “kỷ nguyên lifestyle”: Âm thanh không chỉ để nghe
-
An ninh mạng Việt Nam: Lo ngại khi "cửa" vẫn rất rộng cho tin tặc
-
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng
-
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công -
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử”
Ngày nay, không ít bậc phụ huynh sử dụng smartphone làm "bảo mẫu" cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn mới đây với ABC News, người đứng đầu Apple cho rằng điều đó là không nên và sẽ tích hợp các tính năng để ngăn ngừa trẻ em nghiện iPhone.
![]() |
Tim Cook không muốn phụ huynh dùng iPhone làm "bảo mẫu" cho trẻ em. Ảnh: The Tech News. |
Theo Cook, Apple kiếm tiền bằng cách bán iPhone cho mọi người, trong đó có các gia đình, nhưng không muốn khách hàng sử dụng nó nhiều, nhất là trẻ em. "Apple không tham gia vào công việc nuôi dạy con cái. Không có tiêu chuẩn nào cho việc đó, cũng như tiêu chuẩn tương tự cho thời gian sáng trên màn hình. Mọi người có quan điểm khác nhau về những gì được và không được phép với con em mình", Cook nói. "Apple chỉ đơn thuần cung cấp cho các bậc phụ huynh những biện pháp kiểm soát, hạn chế việc sử dụng ứng dụng của con cái họ nếu cảm thấy cần thiết".
Giữa năm 2018, công ty Mỹ công bố Screen Time cho iOS, giúp phân loại ứng dụng và theo dõi thời gian, thói quen sử dụng, sau đó cung cấp bảng tóm tắt hàng tuần. Cook cho biết sẽ tích hợp cơ chế kiểm soát trẻ em lên tính năng này, chẳng hạn cung cấp chức năng giới hạn độ tuổi cho ứng dụng hay trẻ muốn chơi game phải được phụ huynh chấp nhận. Ngoài ra, công ty cũng muốn phân loại ứng dụng bằng nhãn dán trên màn hình.
Trong cuộc phỏng vấn, chính Cook cũng thừa nhận mình cầm iPhone 200 lần mỗi ngày, gấp đôi so với những gì ông nghĩ. Tuy nhiên, ông sẽ vẫn giữ thói quen sử dụng smartphone như hiện tại, nhưng hạn chế các ứng dụng gửi thông báo.
Tháng trước, CEO Apple cũng tán đồng quan điểm "giải phóng bản thân khỏi điện thoại" của Giáo hoàng Francis khi nhận thấy nhiều người trẻ đang dính lấy smartphone. Ông cũng nhắc tới lời của Giáo hoàng rằng điện thoại đang ảnh hưởng đến giao tiếp: "Mỗi khi cầm điện thoại lên, nghĩa là các vị đã rời mắt khỏi người mà mình đang trò chuyện. Nếu nhìn vào điện thoại nhiều hơn nhìn vào mắtai đó, các vị đã sai rồi".
Cũng trong phỏng vấn với ABC News, Cook nhắc lại bê bối Cambridge Analytica của Facebook và không quên nhấn mạnh "người dùng không phải là sản phẩm của công ty". "Sản phẩm của chúng tôi là iPhone và iPad. Chúng tôi trân trọng dữ liệu của bạn và muốn giữ chúng riêng tư, an toàn", Cook nói.

-
Dung lượng pin iPhone 17 Air bị chê thấp hơn cả smartphone tầm trung -
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng -
Nghị quyết 57-NQ/TW sẽ tháo điểm nghẽn, biến kết quả nghiên cứu khoa học thành vàng -
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G -
Thu hút nhân tài thực thi Nghị quyết số 57-NQ/TW -
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công -
Đưa thể chế thành cầu nối lan tỏa đến các nhà khoa học và doanh nghiệp
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?