-
Bảo hiểm PVI ước bồi thường 320 tỷ đồng bảo hiểm tài sản do cơn bão số 3 -
Yêu cầu các ngân hàng đánh giá thiệt hại của khách hàng sau bão Yagi -
Lãi vay mua nhà rục rịch tăng trở lại trong tháng 9/2024 -
SHB tăng cường “điểm chạm số” cho khách hàng doanh nghiệp -
Đề nghị giải quyết quyền lợi bảo hiểm, bồi thường thiệt hại do bão số 3 chậm nhất là ngày 12/9 -
Lãnh đạo ngân hàng nhận lương khủng; Lãi vay gói 120.000 tỷ đồng sắp giảm thêm
Nguồn “tiền tươi” gỡ khó cho thị trường trái phiếu nhanh nhất hiện nay là tín dụng ngân hàng |
Thanh khoản thị trường chưa thể sớm ấm lại
Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 mở rộng phạm vi mua bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của các tổ chức tín dụng. Theo đó, các sửa đổi quan trọng nhất là: tổ chức tín dụng được mua TPDN với mục đích bổ sung vốn lưu động và được mua lại TPDN trước đó đã bán ra (Thông tư 16 quy định ngân hàng đã bán TPDN đó sẽ không được phép mua lại).
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch PwC Việt Nam cho rằng, Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 sửa theo hướng “nới” điều kiện mua bán TPDN sẽ giúp tăng tính thanh khoản của thị trường, giúp kênh TPDN từng bước phục hồi.
Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường TPDN và thị trường bất động sản, song tình trạng nghẽn thanh khoản vẫn chưa được tháo gỡ. Nguyên nhân là thị trường vẫn thiếu dòng “tiền tươi”, các giải pháp giãn, hoãn chỉ có thể giảm bớt áp lực đáo hạn TPDN trong ngắn hạn. Các doanh nghiệp kỳ vọng, việc sửa đổi Thông tư 16 sẽ giúp dòng “tiền tươi” xuất hiện, làm thông mạch máu đông đang tắc nghẽn của thị trường trái phiếu, song Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 vừa công bố của Ngân hàng Nhà nước chưa đáp ứng kỳ vọng này.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, một trong những vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay là xử lý trái phiếu đáo hạn. Nghị định số 08/2023/NĐ-CP đã cho phép doanh nghiệp cơ cấu nợ đến 2 năm, song Thông tư 16 và cả Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 đều không cho phép ngân hàng thương mại được mua trái phiếu phát hành với mục đích cơ cấu nợ. Điều này khiến Nghị định số 08/2023/NĐ-CP trở nên không có nhiều ý nghĩa với doanh nghiệp, vì ngân hàng đang là một trong những “tay to” nắm giữ TPDN nhiều nhất hiện nay.
- Ông Peter Verhoeven, Chủ tịch Công ty Prometheus Asia SDN BDH
“Trong 2 năm 2023 - 2024, tổng giá trị trái phiếu đến hạn về bất động sản có thể lên đến 230.000 tỷ đồng, nếu không sửa hoặc tạm ngưng quy định ngân hàng thương mại không được mua TPDN phát hành với mục đích cơ cấu nợ, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn”, ông Lê Hoàng Châu bày tỏ lo lắng.
Ngay cả việc cho phép ngân hàng mua lại TPDN phát hành với mục đích bổ sung vốn lưu động, theo chuyên gia, cũng không có nhiều ý nghĩa với thị trường. Bà Quỳnh Vân cho rằng, chi phí phát hành TPDN rất cao, nên doanh nghiệp thường phát hành kỳ hạn dài để bù đắp chi phí, hiếm doanh nghiệp nào phát hành với mục đích bổ sung vốn lưu động.
Tìm điểm cân bằng để ngân hàng “giải cứu” trái phiếu
Theo ông Phan Lê Thành Long, CEO AFA Group, hiện chỉ có 2 nguồn “tiền tươi” giúp gỡ khó cho thị trường trái phiếu, cũng là để khai thông thanh khoản cho toàn nền kinh tế. Nguồn “tiền tươi” thứ nhất là từ nhà đầu tư nước ngoài, nhưng doanh nghiệp muốn thu hút được luồng tiền này, cần có dự án, thương hiệu tốt và cần có thời gian đàm phán. Nguồn “tiền tươi” thứ hai, cũng là nguồn nhanh nhất hiện nay là tín dụng ngân hàng.
Chuyên gia này nhấn mạnh, kỳ vọng ngân hàng “rót tiền tấn cứu nhà giàu” là không thể xảy ra. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn có thể “hé cửa” giải cứu thanh khoản thị trường. Để làm được điều này, ngân hàng phải tìm được điểm cân bằng trong việc bơm tín dụng hỗ trợ nền kinh tế và kiểm soát rủi ro hệ thống.
Trả lời chất vấn của cử tri mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, cơ quan này sẽ tiếp tục nâng cao yêu cầu, chuẩn mực quản trị của ngân hàng khi đầu tư, nắm giữ TPDN nhằm góp phần bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng; tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư TPDN, theo dõi chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng nhằm phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro, hành vi vi phạm pháp luật.
Tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp bất động sản hiện nay là lãi suất bắt đầu hạ nhiệt, thị trường TPDN đã phần nào ấm trở lại sau các giải pháp tháo gỡ của Chính phủ. Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 3/2023 (tính đến 24/3), đã có 10 đợt phát hành TPDN với tổng giá trị phát hành 25.825 tỷ đồng, gấp 13 lần tổng khối lượng phát hành của tháng 2/2023. Tuy vậy, số lượng doanh nghiệp không thể thanh toán nghĩa vụ trả nợ TPDN tăng từng ngày.
Sau sự đổ vỡ của các ngân hàng tại Mỹ, Thụy Sĩ và sự cố SCB năm ngoái, không có khả năng NHNN dễ dãi cho ngân hàng tham gia giải cứu trái phiếu. Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 hé cửa cho ngân hàng hỗ trợ thị trường TPDN, song cũng đi kèm các quy định khắt khe hơn về giám sát dòng tiền, chất lượng trái phiếu (tổ chức tín dụng chỉ có thể mua TPDN khi hệ số nợ/vốn chủ sở hữu không vượt quá 5 lần).
Muốn có dòng “tiền tươi” từ ngân hàng đổ vào giải cứu trái phiếu, ngoài cánh cửa hé từ NHNN, bản thân doanh nghiệp bất động sản cũng phải nỗ lực rất lớn để tạo niềm tin cho nhà băng và cho cả thị trường.
-
Đề nghị giải quyết quyền lợi bảo hiểm, bồi thường thiệt hại do bão số 3 chậm nhất là ngày 12/9 -
Vàng tiếp tục chùn chân trước mốc 2.500 USD/ounce -
Lãnh đạo ngân hàng nhận lương khủng; Lãi vay gói 120.000 tỷ đồng sắp giảm thêm -
Tỷ giá bớt áp lực, chính sách tiền tệ duy trì nới lỏng -
Ngân hàng Nhà nước: Có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% -
Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó -
Cử tri nhiều tỉnh, thành đồng loạt kiến nghị về quản lý thị trường vàng
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village