Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 15 tháng 01 năm 2025,
Tìm hiểu tiêu chuẩn sản xuất của EU dành cho sản phẩm nông sản
Thế Hoàng - 01/10/2020 20:20
 
Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ tổ chức một buổi hội thảo số về các tiêu chuẩn sản xuất của EU dành cho sản phẩm nông lương từ 8-9/10/2020.
doanh nghiệp Việt Nam các tiêu chuẩn sản xuất dành cho sản phẩm nông lương
Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tìm hiểu về các tiêu chuẩn sản xuất dành cho sản phẩm nông lương tại thị trường EU.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU  (EVFTA) có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển bền vững mối quan hệ thương mại song phương, cụ thể là sản phẩm nông sản. Để tận dụng hiệu quả EVFTA cho cả 2 phía,  Ủy ban châu Âu sẽ tổ chức một buổi hội thảo số về các tiêu chuẩn sản xuất EU dành cho sản phẩm nông sản vào ngày 8-9 tháng 10 năm 2020.

Hội thảo trực tuyến sẽ do Ủy ban châu Âu tổ chức, với sự tham dự của các chuyên gia châu Âu về chính sách an toàn và chất lượng thực phẩm, cũng như các đại diện từ cơ quan chức năng Việt Nam, các tổ chức trong ngành thực phẩm thuộc khu vực EU, các nhà nhập khẩu và bán lẻ địa phương.

Sự kiện bao gồm các phòng thảo luận song song trực tiếp về nhiều chủ đề khác nhau như: các phương pháp thực tế tiếp cận tiêu chuẩn chất lượng và an toàn, bao gồm chính sách về thực phẩm và nuôi trồng, dán nhãn, kiểm soát và chỉ dẫn địa lý, cũng như cơ hội thúc đẩy thương mại nông sản EU-Việt Nam. 

Tham gia bàn tròn thảo luận sẽ có các đại diện từ phía EU, ông John Clarke, Giám đốc cơ quan đối ngoại quốc tế, Tổng giám đốc Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban châu Âu, đại diện các cơ quan chức năng Việt Nam.

Các chuyên gia của EC nội dung sẽ tập trung vào hệ thống Vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS) của EU đối với các sản phẩm nông lương động vật và thực vật đảm bảo rằng sản phẩm EU là an toàn, có thể truy xuất và có chất lượng cao. Qua đó, EU đảm bảo rằng người tiêu dùng Việt Nam sẽ được lợi từ một trong những mức bảo vệ SPS cao nhất trên thế giới.

Hội thảo cũng sẽ trình bày các tiêu chuẩn về chất lượng của EU đối với nông sản và thức uống đã giúp sản phẩm EU xây dựng được danh tiếng tốt trên thế giới cũng như hỗ trợ phương kế sinh nhai của người nông dân và cộng đồng nông thôn.

EU là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc. Năm 2019 xuất khẩu nông sản sang EU đạt 3,55 tỷ USD. Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thủy sản, cà phê, hạt điều, rau củ nhiệt đới sang EU và nhập khẩu trứng, sữa, mật ong, thịt bò và rau củ từ EU.

EVFTA có hiệu lực sẽ mở ra cơ hội đáng kể cho xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, nhiều mặt hàng của Việt Nam sẽ được giảm thuế về 0% như: Gạo tấm, các sản phẩm từ hạt. Đối với mặt hàng rau củ quả, thủy sản, EU cũng cam kết xóa bỏ 50% số dòng thuế, 50% dòng thuế còn lại sẽ được xoá bỏ trong lộ trình 5 - 7 năm. Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của một số ngành nông sản sẽ tăng đáng kể cho tới năm 2025.

Tuy nhiên, EVFTA đặt ra không ít thách thức, nhất là các yêu cầu về phi thuế quan, yêu cầu về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc với nông sản trong khi sản xuất nông nghiệp của tỉnh chủ yếu  quy mô nhỏ; còn hạn chế về ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến.

150 doanh nghiệp ngoại "săn" nông sản, thực phẩm Việt Nam
Trên 150 nhà nhập khẩu từ 28 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới có hoạt động giao thương, kết nối trong 3 ngày 22-25/9 để tìm kiếm các nhà cung...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư