-
TP.HCM: Nguồn hàng dồi dào, sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng suốt mùa Tết -
Xuất khẩu gần 13 tỷ USD hàng Việt sang Hà Lan -
Tái cơ cấu vùng trồng bưởi tại Hà Nội -
Lo ngại ách tắc giao thông, doanh nghiệp cung ứng hàng Tết tìm kiếm giải pháp -
Doanh nghiệp né rủi ro thị trường xuất khẩu -
Xuất khẩu sang châu Mỹ thắng lớn
Ông Andrew Benson, Phó chủ tịch IFIC (ảnh) cho biết, nghiên cứu của tổ chức này trong suốt 13 năm qua với hơn một nghìn lượt người được hỏi mỗi năm về thái độ của người tiêu dùng tại Hoa Kỳ, cho thấy trên 70% số người được hỏi bày tỏ sự yên tâm khi sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh học và phần lớn trong số đó cho rằng có thể tìm hiểu vấn đề an toàn thực phẩm qua truyền thông.
Cũng theo nghiên cứu của IFIC, có 98% số người tiêu dùng không quan ngại khi sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh học (bao gồm các sản phẩm GMO). Vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm là về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các chất phóng xạ, chất bảo quản…
Trả lời câu hỏi về thông tin các loại thực phẩm ứng dụng công nghệ biến đổi gen là tác nhân gây bệnh ung thư đã từng gây hoang mang cho người tiêu dùng, Tiến sĩ Martina Newell – McGloughlin (ảnh) của Đại học California khẳng định, đến nay chưa có bằng chứng khoa học cho thấy các sản phẩm biến đổi gen là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư. Ngược lại, sự xuất hiện các sản phẩm biến đổi gen đã giúp nhiều loại giống cây trồng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chống hạn hán, tăng năng suất… Đồng thời, giúp bảo vệ sức khỏe, rút ngắn quy trình trồng trọt, giảm sức lao động cho nhà nông.
Tiến sĩ Timothy Sellnow (Đại học Kentucky) nêu kinh nghiệm về kỹ thuật truyền thông đối với các sản phẩm GMO. Đó là, phải tìm hiểu và xác định đúng người tiêu dùng muốn biết điều gì; giải thích cơ chế khoa học của vấn đề người tiêu dùng quan tâm; dành lời khuyên đúng và phương pháp truyền thông tin đến người tiêu dùng… “ Các tin đồn, hoặc thông tin thiếu kiểm chứng có thể gây khó khăn cho cả nhà sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng lẫn cơ quan quản lý nhà nước”, tiến sĩ Timothy Sellnow lưu ý.
Nhà báo Trịnh Bá Ninh, Phó TBT Báo Nông nghiệp Việt Nam nhận xét, có một đặc điểm chung giữa truyền thông và khoa học là cả hai cùng "săn tìm" cái mới. Cả hai đều thường trực tâm lý hoài nghi và tinh thần phản biện. Nhưng khác nhau ở chỗ, từ ý tưởng đến thành tựu nhà khoa học phải mất nhiều thời gian và sức lực, trả giá không ít và chỉ khi thật chắc chắn mới công bố. Trong khi đó, do đặc thù của nghề nghiệp, cần đưa tin nhanh, nhà báo phải chạy đua với thời gian. Do đó, truyền thông đóng vai trò cầu nối để khoa học đến được với dân chúng và các nhà khoa học phải dũng cảm và cởi mở với báo chí, đây là con đường ngắn nhất để tiến bộ khoa học đến được với công chúng.
Các nhà khoa học, các chuyên gia và đại diện các cơ quan báo chí đã đề xuất những hướng mới trong truyền thông khoa học thực phẩm ở nước ta trong thời gian tới, đáng chú ý là đề xuất nên gọi các sản phẩm biến đổi gen với tên chung là các sản phẩm công nghệ sinh học. Ở Việt Nam hiện chưa có tổ chức chuyên nghiệp về truyền thông thông tin thực phẩm, IFIC cam kết sẽ tiếp tục có những hỗ trợ nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về khoa học thực phẩm, góp phần nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm công nghệ sinh học của Việt Nam.
Gs.Ts Bùi Chí Bửu thuộc Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) cho biết, ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật cho phép nghiên cứu, ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học, Chính phủ đã phê duyệt chương trình nghiên cứu, phát triển công nghệ sinh học với số kinh phí khá lớn.
Thực tế, đến nay ở nước ta có 3 giống cây trồng là ngô, đậu tương, bông vải đã ứng dụng công nghệ sinh học, được sản xuất đại trà và thu được kết quả khả quan. Thời gian tới, VAAS tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu công nghệ sinh học, từ đó ứng dụng vào thực tế sản xuất.
* Hội đồng thông tin thực phẩm quốc tế (IFIC) có trụ sở tại Hoa Kỳ là một tổ chức phi chính phủ được thành lập từ năm 1991, có tới 350 nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, y tế, nông nghiệp . * Sứ mệnh của IFIC là truyền tải hiệu quả thông tin khoa học, an toàn thực phẩm và các vấn đề dinh dưỡng tới các chuyên gia y tế, các nhà báo, nhà giáo dục và các quan chức chính phủ các quốc gia. |
Hồng Sơn
-
Lo ngại ách tắc giao thông, doanh nghiệp cung ứng hàng Tết tìm kiếm giải pháp -
Doanh nghiệp né rủi ro thị trường xuất khẩu -
Xuất khẩu sang châu Mỹ thắng lớn -
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực -
Quảng Ninh kích cầu tiêu dùng những ngày đầu năm 2025 -
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng mạnh -
Cơ hội thưởng thức bò Wagyu "sang chảnh" với giá thành phải chăng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/1 -
2 Nhà đầu tư phải cam kết gì nếu áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
3 Cuộc chiến thương hiệu: KDF bị cấm dùng nhãn hiệu “Celano”, liên quan đến cả show “Anh trai Say Hi” -
4 Lãi suất điều hành sẽ giảm thêm để hỗ trợ tăng trưởng? -
5 Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa
- Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 27,5 nghìn tỷ, tăng 20,3% so với cùng kỳ
- Công ty Cổ phần TNH99 Việt Nam trao gửi những món quà Tết ấm áp tới các hoàn cảnh khó khăn