Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 11 tháng 01 năm 2025,
Tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng thấp
Minh Nhung - 04/05/2021 14:02
 
Trong những tháng đầu năm, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng… song cũng có một số vấn đề tài chính- tiền tệ cần cảnh báo, đặc biệt là cơ cấu tín dụng.

Dư nợ tín dụng đến cuối quý I/2021 đã lên đến 9,46 triệu tỷ đồng, bằng 150,4% GDP tính theo giá thực tế của năm 2019; cao gấp đôi, gấp 3 tỷ lệ tương ứng của nhiều nền kinh tế. Đây là yếu tố tiềm ẩn của lạm phát.

Trong khi đó, tăng trưởng huy động tính đến ngày 19/3 chỉ đạt 0,54% - thấp xa so với tốc độ tăng của tín dụng (tính đến ngày 19/3 là 1,49%) và thấp xa so với tốc độ tăng bình quân 2,28% của quý I trong 7 năm tính từ năm 2015. Điều này sẽ làm cho lượng tiền từ thị trường vào ngân hàng thấp hơn tiền từ ngân hàng ra thị trường, gây áp lực tăng giá hàng hóa, dịch vụ.

Cơ cấu tín dụng, cộng hưởng với sự chuyển động của dòng tiền trong lưu thông tiềm ẩn những rủi ro.

Theo nhóm ngành, dư nợ tín dụng cho nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng rất thấp (8,4%), tăng thấp hơn tốc độ chung (2,42% so với 2,93%); dư nợ tín dụng cho nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 28,3%, tăng cao hơn tốc độ chung (3,42%); dư nợ tín dụng cho nhóm ngành dịch vụ tăng 2,79%, tuy thấp hơn tốc độ chung, nhưng tỷ trọng trong tổng số vẫn đạt 63,3%. Theo đó, tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ lớn gần gấp đôi 2 nhóm ngành kinh tế thực. Nhóm ngành dịch vụ thu hồi vốn nhanh, dễ chuyển đổi trước diễn biến của thị trường… nhưng Việt Nam đang cần tập trung hơn cho các ngành kinh tế thực.

Theo lĩnh vực ưu tiên, dư nợ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tăng 0,5%, doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 2,5%, xuất khẩu tăng 2,5%, công nghiệp hỗ trợ tăng 3,04%, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 0,3%. Theo đó, ngoài công nghiệp hỗ trợ tăng cao hơn tốc độ chung, thì các lĩnh vực ưu tiên khác tăng thấp hơn tốc độ chung. Đó là một vấn đề cần được cải thiện, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông thôn, bởi đây là bệ đỡ của nền kinh tế.

Theo lĩnh vực ưu tiên, dư nợ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tăng 0,5%, doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 2,5%, xuất khẩu tăng 2,5%.

Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro tăng cao, như bất động sản tăng 3%; chứng khoán tháng 11 và tháng 12/2020 tăng nóng, tháng 1/2021 giảm sâu 10%, tính đến cuối tháng 3/2021 giảm 1%. Đó là vốn tín dụng ngân hàng, còn nếu kể cả nguồn vốn xã hội thì tỷ trọng và tốc độ tăng còn lớn hơn nhiều.

Điều cần cảnh báo nữa là việc dồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực này có thể tạo ra bong bóng, khi bong bóng vỡ sẽ gây ra nhiều hệ lụy không chỉ cho các nhà đầu tư, mà còn gây bất ổn nhiều quan hệ kinh tế vĩ mô khác.

Bên cạnh đó, tiền tệ - tín dụng ở trong nước không thể không tính đến ảnh hưởng của thế giới. Trên thế giới về tiền tệ hiện có 2 điểm đáng chú ý.

Thứ nhất, lãi suất cơ bản của nhiều nền kinh tế ở mức gần như bằng 0, đã kéo khá dài.

Thứ hai, lượng tiền đưa thêm ra thị trường trên thế giới khoảng 20.000 tỷ USD, chiếm gần 1/4 tổng GDP toàn cầu (ngang với Mỹ, gấp rưỡi Trung Quốc…) và có thể còn tiếp tục nếu đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp; tăng trưởng kinh tế chưa hồi phục, thất nghiệp còn cao…

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Sốt đất không phải do tín dụng
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, 3 năm qua, tín dụng bất động sản bị NHNN kiểm soát chặt, có xu hướng giảm dần và không phải là nguyên nhân...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư