
-
Hà Nội triển khai các Điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội tại xã, phường
-
Hội đồng Vàng thế giới: Vàng nửa cuối năm có thể tăng tới 15%, khả năng giảm giá khó xảy ra
-
TPBank (TPB): Lợi nhuận 6 tháng vượt 4.100 tỷ đồng, tổng tài sản vượt mốc 428.600 tỷ đồng
-
Ninh Bình: Tín dụng chính sách là bệ đỡ an sinh, đòn bẩy phát triển bền vững -
SHB tiếp sức doanh nghiệp xuất khẩu với lãi vay USD chỉ từ 4,5%/năm
Theo báo cáo tài chính quý II/2025 vừa được công bố, Kienlongbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 565 tỷ đồng, tăng 67,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức lợi nhuận theo quý cao nhất của Ngân hàng kể từ quý I/2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của nhà băng này đạt 921 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2024 và thực hiện được gần 67% kế hoạch kinh doanh năm 2025 (1.379 tỷ đồng).
Động lực tăng trưởng lợi nhuận của Kienlongbank đến từ việc gia tăng nguồn thu và cắt giảm chi phí hoạt động. Tính đến cuối quý II, tổng tài sản của ngân hàng này đạt 97.630 tỷ đồng, tăng 5,9% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 69.547 tỷ đồng, tăng 13,2%. Số dư nợ xấu của Kienlongbank tại thời điểm 30/6/2025 là 1.366 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm từ 2,02% hồi đầu năm xuống 1,96%. Đến cuối quý II, tiền gửi khách hàng của Kienlongbank đạt 73.174 tỷ đồng, tăng 15,2% so với hồi đầu năm, là mức tăng trưởng 6 tháng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của TPBank cũng nhiều gam màu sáng, với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 4.100 tỷ đồng, tăng hơn 12% so với cùng kỳ.
Sở dĩ lợi nhuận 6 tháng đầu năm của TPBank tích cực là nhờ tăng trưởng tín dụng đạt gần 11,7%, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bán lẻ, bất động sản có kiểm soát và tài chính tiêu dùng - những mảng mang lại biên lãi ròng cao.
Nam A Bank cũng vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2025. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt trên 2.500 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả trên góp phần giúp ROE của Nam A Bank duy trì mức gần 20%, ROA đạt 1,5%.
Tổng tài sản Nam A Bank cán mốc gần 315.000 tỷ đồng vào cuối tháng 6/2025, tăng trưởng hơn 30% so với đầu năm, đánh dấu bước tiến về quy mô hoạt động của ngân hàng này trong 32 năm hoạt động.
Trước đó, 3 ngân hàng khối quốc doanh là VietinBank, Agribank và Vietcombank cũng công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 6 tháng đầu năm.
VietinBank cho biết, ngân hàng đã đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, dư nợ tín dụng tăng trưởng ước đạt 10% so với cuối năm 2024; nguồn vốn huy động tăng ước đạt hơn 9% so với cuối năm 2024; lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2024. Nhiều tổ chức phân tích đánh giá cao về khả năng tăng trưởng của VietinBank trong thời gian tới.
Với Agribank, hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm của toàn hệ thống đạt khá so với cùng kỳ năm trước, cao nhất sau 4 năm triển khai phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Theo đó, 6 tháng đầu năm, nguồn vốn huy động của Agribank đạt trên 2,1 triệu tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt trên 1,85 triệu tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ năm 2024. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt hơn 1,13 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên 61% dư nợ nền kinh tế.
Tương tự, Vietcombank cũng hoàn thành xuất sắc, toàn diện các chỉ tiêu kinh doanh, giữ vững vị thế là ngân hàng dẫn đầu về chất lượng, hiệu quả hoạt động; cơ cấu kinh doanh chuyển dịch theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững với nhiều kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2025. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch HĐQT Vietcombank chia sẻ, tổng tài sản của Ngân hàng ước đạt trên 2,1 triệu tỷ đồng, tăng 1,8% so với cuối năm 2024; tổng dư nợ cấp tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng hơn 5% so với cuối năm 2024. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng chất lượng, hiệu quả, bền vững.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông tin, tính tới ngày 30/6/2025, tín dụng toàn hệ thống tăng gần 10%, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2024 với lượng tín dụng đưa ra nền kinh tế rất lớn.
Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết, để kinh tế đạt mức tăng trưởng 8% trong năm nay và tăng hai chữ số trong các năm tiếp theo, thì tín dụng là động lực không thể thiếu. Tín dụng dự báo nhiều khả năng sẽ tăng cao hơn mục tiêu đề ra là 16% cho năm 2025. Lạm phát sẽ kiểm soát được mục tiêu đề ra nên khả năng tín dụng đưa ra nền kinh tế trong năm nay sẽ lớn. Tuy nhiên, theo ông Quang, NHNN cũng kiểm soát chặt để cân bằng giữa mục tiêu lạm phát và việc đẩy vốn ra nền kinh tế, vì thế sẽ cân nhắc trong việc nới room tín dụng cho các ngân hàng để có thêm dư địa cho vay.
Giới phân tích nhận định, không khó để đạt mục tiêu tín dụng 16% cho năm 2025, do đó lợi nhuận nhà băng sẽ được tác động tích cực. Nợ xấu phần nào được đẩy nhanh khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được luật hóa, ngân hàng sẽ có cơ hội giảm dự phòng rủi ro, thu hẹp khoảng cách lợi nhuận, dù biên lãi ròng giảm.

-
Tín dụng khởi sắc, các nhà băng báo lãi ấn tượng -
TPBank (TPB): Lợi nhuận 6 tháng vượt 4.100 tỷ đồng, tổng tài sản vượt mốc 428.600 tỷ đồng -
Ninh Bình: Tín dụng chính sách là bệ đỡ an sinh, đòn bẩy phát triển bền vững -
SHB tiếp sức doanh nghiệp xuất khẩu với lãi vay USD chỉ từ 4,5%/năm -
Ngân hàng NCB tiếp tục báo lãi quý II/2025, hoạt động kinh doanh tăng trưởng tích cực -
Vàng quốc tế biến động, giá vàng SJC không đổi -
TS Lê Xuân Nghĩa: “Techcombank sinh lời tự động đã tạo nên cuộc cách mạng cho ngành tài chính Việt Nam”
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam