-
Đà Nẵng tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng ra khỏi 13 dự án nhóm B lĩnh vực giao thông -
Hà Tĩnh kêu gọi đầu tư hạ tầng dự án Cụm Công nghiệp Cổng Khánh 3 -
Quảng Ngãi lấy ý kiến cho Đề án xây dựng Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia -
Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Thủ tục đầu tư đặc biệt: “Luồng xanh” phải thật “xanh” -
Bình Định bàn giao mặt bằng sạch 2 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc trong tháng 1/2025
Thi công đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột. |
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắk đề nghị hỗ trợ xử lý dứt điểm khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột.
Người đứng đầu ngành GTVT cho biết, theo kết quả kiểm tra của Thanh tra Bộ vào cuối tháng 11/2022, tiến độ Dự án rất chậm (chậm 37,2% so với kế hoạch), đến nay chưa có chuyển biến để bù lại khối lượng chậm.
Trong đó, công tác giải phóng mặt bằng hiện tại đang là nút thắt chính về tiến độ của Dự án, tiến độ công tác giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu (mới bàn giao được 21,95/39,606 km, đạt 55,42%), đặc biệt là chi phí giải phóng mặt bằng dự kiến tăng thêm 331,72 tỷ đồng.
Nguyên nhân chậm trong công tác giải phóng mặt bằng do chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk) chậm triển khai các thủ tục thực hiện giải phóng mặt bằng, chưa chủ động nắm bắt tình hình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của các địa phương và chưa kiểm soát chặt chẽ kinh phí giải phóng mặt bằng trong quá trình thực hiện.
Đồng thời, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cũng chưa kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý phát sinh chi phí giải phóng mặt bằng thực tế tăng lớn so với kinh phí giải phóng mặt bằng trong tổng mức đầu tư đã phê duyệt.
“Trước tình hình trên, nếu không có giải pháp kịp thời sẽ tiềm ẩn nguy cơ không hoàn thành dự án theo mục tiêu đã đề ra”, Bộ trưởng Bộ GTVT lo ngại.
Để Dự án hoàn thành đúng tiến độ, Bộ GTVT đề nghị lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk tiếp tục quan tâm, quyết liệt chỉ đạo chủ đầu tư chủ động tăng cường bám sát, nắm bắt tình hình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để phối hợp chặt chẽ với hội đồng giải phóng mặt bằng của địa phương, rà soát kỹ các chính sách đã áp dụng, bảo đảm đầy đủ tính pháp lý, tính chính xác phù hợp quy định. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho dự án để tổ chức triển khai thi công, đáp ứng tiến độ yêu cầu.
Đối với phần kinh phí phát sinh giải phóng mặt bằng, Bộ GTVT cho biết, hiện nay, kinh phí ngân sách nhà nước từ trung ương rất khó khăn và không có khả năng cân đối được.
Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk khẩn trương báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, Ban Chỉ đạo 321 của tỉnh xem xét, xử lý theo hướng địa phương rà soát, cân đối ngân sách của tỉnh để hỗ trợ phần kinh phí giải phóng mặt bằng phát sinh (khoảng 331,72 tỷ đồng) không để ảnh hưởng đến việc điều chỉnh giảm quy mô, kết cấu, tính đồng bộ của công trình và hiệu quả đầu tư của dự án.
Trường hợp trong thời gian tới, Dự án vẫn tiếp tục chậm trễ, không thể hoàn thành đúng thời hạn đã đề ra, Bộ GTVT đề nghị Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk xem xét có chế tài đặc biệt trong việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk.
Bộ GTVT cũng đề xuất địa phương xem xét việc không giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư đối với các dự án tiếp theo.
Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột có tổng mức đầu tư 1.509 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương, được Bộ GTVT giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư.
Công trình có điểm đầu tuyến Km0+00 tại Km1758+900-Quốc lộ 14 xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar; điểm cuối Km39+606,7 tại Km1790+445-Quốc lộ 14 xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột. Đây là công trình giao thông cấp II; tổng chiều dài tuyến 39,6 km; 6 nút giao; bề rộng nền đường 12m, mặt đường xe chạy 11 m; tốc độ thiết kế 80 km/h. Theo kế hoạch, Dự án sẽ phải hoàn thành vào năm 2023.
-
Đà Nẵng tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng ra khỏi 13 dự án nhóm B lĩnh vực giao thông -
Hà Tĩnh kêu gọi đầu tư hạ tầng dự án Cụm Công nghiệp Cổng Khánh 3 -
Quảng Ngãi lấy ý kiến cho Đề án xây dựng Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia -
Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
-
Thủ tục đầu tư đặc biệt: “Luồng xanh” phải thật “xanh” -
Nghệ An phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ -
Bình Định bàn giao mặt bằng sạch 2 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc trong tháng 1/2025 -
Tư lệnh ngành giao thông muốn khởi công sớm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Loạt dự án ở Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chưa bàn giao -
“Thời hạn chót” cho dự án nông nghiệp công nghệ cao FAM - Quảng Trị -
Bình Thuận: Chấp thuận đầu tư khu đô thị Hàm Tiến - Mũi Né hơn 12.000 tỷ đồng
-
1 Đầu tư năm 2025: Cổ phiếu, trái phiếu hay các tài sản khác? -
2 Tư lệnh ngành giao thông muốn khởi công sớm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
3 Trình phương án chuyển giao bắt buộc GPBank và DongABank trước 20/12 -
4 Giải quyết dứt điểm vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo trước ngày 31/1/2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/12
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự xếp hạng 55 trong “Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam năm 2024”
- Trung tâm hỗ trợ K-seafood: Nâng tầm thủy sản Hàn Quốc ra thế giới
- Tôn Nam Kim - Top 10 Nơi làm việc tốt nhất ngành vật liệu xây dựng năm 2024
- Đồng hành phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành quản lý đô thị
- Phát triển đô thị Thủ đô dưới góc nhìn kinh tế xã hội
- C.P. Việt Nam áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vì một hành trình phát triển bền vững