Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Tín hiệu tích cực trong điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ
Nhã Nam - 19/04/2019 09:50
 
Phương pháp điều trị mới mang lại cơ hội kéo dài đáng kể thời gian sống bệnh không tiến triển cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC - Non-Small Cell Lung Cancer).

Hoi thao khoa hoc Tin hieu tich cuc trong dieu tri ung thu phoi khong te bao nho.
Hội thảo khoa học Tín hiệu tích cực trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Bệnh viện K và Bệnh viện Ung bướu TP.HCM vừa đã phối hợp với Văn phòng Đại diện Công ty AstraZeneca tổ chức hội thảo khoa học tại Hà Nội và TP.HCM nhằm chia sẻ các tiến bộ mới nhất trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc di căn có đột biến hoạt hóa thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (EGFR).

Hai hội thảo đã quy tụ hơn 300 cán bộ chuyên ngành ung thư để thảo luận phương thức ứng dụng liệu pháp TKI (Tyrosine Kinase Inhibitor) thế hệ mới cho các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc di căn có đột biến hoạt hóa thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (EGFR) tại Việt Nam vào thực hành lâm sàng, tối ưu hóa lợi ích hiệu quả điều trị cho các bệnh nhân Việt Nam.   

Hội thảo cũng đã thảo luận chi tiết về nghiên cứu lâm sàng FLAURA so sánh hoạt chất mới là thuốc thuộc nhóm ức chế TKI thế hệ thứ 3 so với các thuốc ức chế TKI thế hệ 1 và kết quả đã cho thấy cách biệt đáng kể về hiệu quả kéo dài thời gian sống bệnh không tiến triển cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc di căn có đột biến gen EGFR lên đến 18,9 tháng, gần gấp đôi so với các điều trị bằng các thuốc ức chế TKI thế hệ 1 hiện hành là 10,2 tháng .

Theo Giáo sư Tiến sĩ Bác sĩ Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, nghiên cứu FLAURA cho thấy hiệu quả khác biệt của giải pháp điều trị dùng thuốc ức chế TKI thế hệ thứ 3 đối với bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc di căn có đột biến gen EGFR, giúp người bệnh kéo dài thời gian sống bệnh không tiến triển một cách rõ rệt bên cạnh các thuận lợi khác trong quá trình điều trị.

“Tôi hoan nghênh nỗ lực của AstraZeneca khi tiếp tục đem lại những giải pháp điều trị đột phá, mở ra hy vọng mới cho các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Việt Nam”, ông Trần Văn Thuấn nói. 

Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong của ung thư phổi lên đến 88% số bệnh nhân mắc mới. Khi việc cải thiện chất lượng và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân càng trở nên cấp thiết thì sự ra đời của các thuốc điều trị mới như thuốc kháng TKI thế hệ thứ 3 thực sự là tin vui cho cộng đồng y tế và đông đảo bệnh nhân.

Từ hiệu quả của nghiên cứu FLAURA, loại thuốc điều trị mới này đã được phê duyệt rộng rãi trên toàn cầu và mới được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt để điều trị bước một cho các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc di căn có đột biến hoạt hóa thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (EGFR).

Kinh nghiệm điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch và tế bào gốc từ Nhật Bản
Hội thảo - Tọa đàm “Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch và tế bào gốc” được tổ chức trong khuôn khổ Triển lãm Triển lãm Quốc...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư