-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Số ca mắc Covid-19 mới của cả nước giảm còn 45.884 ca
Tính từ 16h ngày 6/4 đến 16h ngày 7/4, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 45.886 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 45.884 ca ghi nhận trong nước tại 63 tỉnh, thành phố có 33.715 ca trong cộng đồng.
Ngày 7/4/2022, Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu đăng ký bổ sung 32.342 ca, Sở Y tế Gia Lai đăng ký bổ sung 12.000 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-445), Bắc Ninh (-440), Hà Nội (-402).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (+846), Quảng Ngãi (+499), Bình Dương (+186).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 55.374 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.070.692 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 101.849 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.062.951 ca, trong đó có 8.392.249 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.514.982), TP. Hồ Chí Minh (600.037), Nghệ An (410.099), Bình Dương (380.590), Vĩnh Phúc (351.349).
117.503 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày
Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.395.066 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.674 ca, trong đó: thở ô xy qua mặt nạ: 1.149 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 259 ca; thở máy không xâm lấn: 58 ca; thở máy xâm lấn: 207 ca; ECMO: 1 ca
Từ 17h30 ngày 6/4 đến 17h30 ngày 7/4 ghi nhận 21 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 34 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.733 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 38.852.277 mẫu tương đương 84.845.790 lượt người, tăng 50.855 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 6/4 có 144.240 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 207.379.359 liều.
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 190.175.683 liều: Mũi 1 là 71.253.350 liều; Mũi 2 là 68.090.339 liều; Mũi 3 là 1.505.479 liều; Mũi bổ sung là 14.970.123 liều; Mũi nhắc lại là 34.356.392 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.203.676 liều: Mũi 1 là 8.815.144 liều; Mũi 2 là 8.388.532 liều.
Hà Nội thêm 3.635 ca Covid-19 mới
Theo Sở Y tế Hà Nội trong 24h qua đã ghi nhận thêm 3.635 ca Covid-19 mới.
Bệnh nhân phân bố tại 386 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Long Biên (327); Hoàng Mai (242); Nam Từ Liêm (204); Hà Đông (184).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 từ ngày 29/4/2021 là 1.515.520 ca.
Hiện toàn thành phố chỉ còn gần 159.000 ca Covid-19 đang điều trị, theo dõi. Trong đó 773 ca điều trị tại các bệnh viện, số còn lại theo dõi, cách ly tại nhà.
Ngày 6/4, Hà Nội không ghi nhận ca tử vong. Hơn 90% dân số từ 18 tuổi trở lên ở Hà Nội đã tiêm mũi 3 nhắc lại. Đây là số lượng tiêm bởi các trung tâm y tế các quận/huyện/thị xã tại Hà Nội và các bệnh viện Trung ương đóng trên địa bàn.
Từ quý II/2022, khi vắc-xin Covid-19 được phân bổ, Hà Nội sẽ triển khai tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Có khoảng 950.000 trẻ trong độ tuổi này. Theo kế hoạch, Hà Nội phấn đấu 95% trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm.
Lạc quan, nhưng không chủ quan
Theo Bộ Y tế, hiện tổng số ca Covid-19 được điều trị khỏi ở nước ta là 8.277.563 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 1.577 ca, trong đó thở ô-xy qua mặt nạ: 1.071 ca; thở ô-xy dòng cao HFNC 248 ca; thở máy không xâm lấn: 51 ca; thở máy xâm lấn là 206 ca và ECMO là 1 ca.
Với số ca mắc mới, ca nặng và tử vong giảm kỷ lục, nhiều ý kiến cho rằng chúng ta đã trải qua giai đoạn đỉnh dịch. |
Theo Bộ Y tế, đến nay dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên cả nước. Số mắc mới có xu hướng giảm tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong tuần qua, số trường hợp tử vong giảm mạnh chỉ còn trên dưới 40 ca mỗi ngày.
Cũng theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 37 ca. Con số này giảm hơn nhiều lần so với khoảng nửa năm trước, khi số tử vong trung bình 7 ngày thường khoảng trên 100 ca.
Nhận định về tình hình dịch tại Việt Nam theo PGS.TS.Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa Y tế công cộng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Việt Nam đã đi qua đỉnh dịch và số ca nhiễm đang giảm mạnh.
Chuyên gia dự đoán tình hình dịch sẽ ổn định trong 2 tháng nữa, số ca mắc sẽ giảm. Đây là do hiện tượng giảm dần của miễn dịch tự nhiên sau một thời gian tiêm vắc-xin Covid-19. Tuy nhiên, sau đó bệnh có thể lây truyền tăng trở lại. Điều này cũng diễn ra ở nhiều quốc gia khác.
Theo ông Dũng, thời điểm này Việt Nam tương đối an toàn vì số ca nhiễm mới dù còn cao nhưng tỷ lệ tử vong đều thấp. Số ca tử vong tại Việt Nam chưa tới 1/20-1/30 của Hoa Kỳ.
Chuyên gia này nhận định, sau làn sóng Omicron, Việt Nam có thể phải đối mặt với một làn sóng dịch mới khi có những biến thể mới xuất hiện.
Chúng ta có thể có làn sóng dịch nhỏ trong 3 tháng nữa. Đây là nguyên tắc tự nhiên của các đợt dịch, luôn luôn có hiện tượng giảm theo chu kỳ.
“Làn sóng dịch sắp tới sẽ tăng số ca mắc, nhưng số tử vong và ca chuyển nặng thấp hơn bây giờ vì dù miễn dịch giảm, nhưng người dân vẫn được vắc-xin bảo vệ”, PGS.Dũng cho hay.
Hiện khi làn sóng dịch có chiều hướng đi xuống, các hoạt động xã hội, học tập và sản xuất kinh doanh nên đẩy nhanh hơn nữa việc mở cửa lại.
Tuy nhiên, để giảm tối thiểu lây nhiễm, mọi người không được coi thường việc tuân thủ quy định phòng dịch. Bởi vì khi càng nhiễm nhiều, càng tăng nguy cơ bệnh lý mới. Trước mắt, sẽ ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, vận động xã hội vì số F1 nhiều, làm giảm lực lượng lao động.
Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân bị hậu Covid-19 cũng gia tăng. Do đó, mọi người cố gắng tuân thủ để tránh bị nhiễm Covid-19. Nếu đã nhiễm cũng không được chủ quan, cần cố gắng giữ khoảng cách giữa các lần tái nhiễm càng xa nhau càng tốt vì tái nhiễm gần sẽ gây ra nguy cơ nặng hơn cho người bệnh.
Dự kiến lô vắc-xin đầu tiên cho trẻ em sắp về Việt Nam
Dự kiến ngày 9/4, gần 1 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi do Chính phủ Úc tài trợ sẽ về tới Việt Nam. Đây sẽ là lô đầu tiên trong số vắc-xin tiêm cho trẻ ở độ tuổi từ 5 - dưới 12 tuổi của Việt Nam.
Sau đó vài ngày công tác tiêm chủng sẽ được triển khai trước tiên cho trẻ lớp 6. Dự kiến lô vắc-xin thứ 2 sẽ về vào ngày 13/4 và lô thứ 3 sẽ về trước ngày 18/4.
Trước đó, Bộ Y tế thông tin có 2 loại vắc-xin là Moderna và Vắc-xin Pfizer sẽ tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Tuy nhiên, về liều tiêm mỗi mũi của 2 loại vắc-xin khác nhau, lứa tuổi tiêm cũng có sự khác biệt.
Để chuẩn bị tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi, Bộ Y tế đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh, thành phố về việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ ở độ tuổi này;
Bộ này đề nghị địa phương, đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch báo cáo UBND ban hành kế hoạch triển khai tại địa phương và hướng dẫn, phổ biến cho các cơ sở y tế, tích cực chuẩn bị để sớm triển khai vắc-xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, sẵn sàng nhân lực và cơ sở vật chất, chuẩn bị đủ điều kiện tiêm chủng để có thể đưa vắc-xin vào sử dụng ngay sau khi tiếp nhận vắc-xin;
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đến các phụ huynh để hiểu đúng về nguy cơ khi mắc bệnh, lợi ích của vắc-xin để người dân đưa trẻ trong độ tuổi này tham gia tiêm chủng đầy đủ...
-
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Cảnh báo gia tăng ca mắc xuất huyết não ở người trẻ -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"