-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
2.758 ca mắc Covid-19 mới tại 53 tỉnh, thành
Tính từ 16h ngày 10/5 đến 16h ngày 11/5, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 2.758 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước tại 53 tỉnh, thành phố, có 1.921 ca trong cộng đồng.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (-71), Vĩnh Phúc (-68), Quảng Trị (-48). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (+83), Nghệ An (+69), Quảng Bình (+37).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là 3.075 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.683.972 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.962 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.676.220 ca, trong đó có 9.324.706 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.593.147), TP. Hồ Chí Minh (608.799), Nghệ An (483.023), Bắc Giang (385.964), Bình Dương (383.572).
2.589 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày
Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.327.523 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 365 ca, trong đó: thở ô xy qua mặt nạ: 278 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 41 ca; thở máy không xâm lấn: 17 ca; thở máy xâm lấn: 27 ca; ECMO: 2 ca
Từ 17h30 ngày 10/5 đến 17h30 ngày 11/5 ghi nhận 2 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là 2 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.060 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.502.611 mẫu tương đương 85.806.532 lượt người.
Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 216.142.873 liều. Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.690.031 liều: Mũi 1 là 71.453.777 liều; Mũi 2 là 68.663.363 liều; Mũi 3 là 1.505.968 liều; Mũi bổ sung là 15.247.955 liều; Mũi nhắc lại là 39.818.968 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.394.651 liều: Mũi 1 là 8.914.966 liều; Mũi 2 là 8.479.685 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 2.058.191 liều (mũi 1).
Hà Nội số ca mắc xấp xỉ 500 ca/ngày
Theo Sở Y tế Hà Nội trong 24 giờ qua, thành phố ghi nhận 538 ca bệnh, nâng tổng số ca bệnh ở Thủ đô trong hơn 1 năm qua lên hơn 1,59 triệu người; 1.335 ca tử vong.
Bệnh nhân phân bố tại 138 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (42); Hà Đông (41); Đông Anh (38); Long Biên (37); Nam Từ Liêm (36).
Trên địa bàn thành phố còn 241 ca Covid-19 điều trị tại bệnh viện, có hơn 92.700 ca theo dõi tại nhà.
Tính từ chiều 16/4 cho đến hết ngày 10/5, Hà Nội đã triển khai tiêm mũi 1 cho hơn 154.700 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Hàn Quốc phát hiện ca nghi mắc viêm gan bí ẩn đầu tiên
Sáng 10/5, theo hãng thông tấn Yonhap, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) đã xác định ca nghi mắc viêm gan bí ẩn đầu tiên ở trẻ em nước này.
WHO đưa ra giả thuyết căn bệnh viêm gan bí ẩn có thể do virus adeno, loại 41F. Đây là virus liên quan chứng cảm lạnh thông thường và bệnh viêm dạ dày ở trẻ. |
Trong thông báo mới của KDCD, ca bệnh này được báo cáo vào ngày 1/5. Bệnh nhi bị đồng nhiễm loại virus gây bệnh đường hô hấp ở trẻ là Adeno và một chủng corona trên người.
Như vậy, đây là quốc gia châu Á thứ 4 phát hiện ca mắc hoặc nghi mắc viêm gan bí ẩn, gồm Indonesia (15), Singapore (1), Nhật Bản (chưa được thống kê), Hàn Quốc (1 ca nghi mắc).
Trong đó Nhật Bản là quốc gia Đông Á đầu tiên ghi nhận trẻ em bị viêm gan do virus bí ẩn gây ra. Riêng tại Indonesia, ngoài 15 ca viêm gan bí ẩn được công bố ngày 8/5, 4 trẻ đã tử vong.
Trên toàn cầu, số ca mắc viêm gan bí ẩn đã tăng lên gần 350 ca tại ít nhất 23 quốc gia và hàng chục ca nghi ngờ. 10 bệnh nhi đã tử vong, chủ yếu ở Mỹ (5), Indonesia (4) và một ca không rõ quốc gia.
Các giả thuyết về căn bệnh viêm gan bí ẩn
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 10/5 cho biết đã xác định 348 ca bệnh có thể mắc viêm gan không rõ nguồn gốc trên toàn thế giới, trong bối cảnh nhiều nghiên cứu đang tìm hiểu vai trò tiềm tàng của virus adeno và lây nhiễm Covid-19.
Trước đó, WHO đưa ra giả thuyết căn bệnh này có thể do virus adeno, loại 41F. Đây là virus liên quan chứng cảm lạnh thông thường và bệnh viêm dạ dày ở trẻ. Nó đã được phát hiện trong hàng chục ca mắc viêm gan bí ẩn.
Hiện các giả thuyết hàng đầu về nguyên nhân của bệnh viêm gan bí ẩn này hiện nghiêng về phía virus adeno dù vẫn có sự cân nhắc đáng kể về vai trò của Covid-19 như một bệnh đồng nhiễm hoặc từng mắc trước đó.
Cụ thể, các xét nghiệm sâu hơn trong tuần qua đã xác nhận khoảng 70% số ca mắc có kết quả dương tính với virus adeno, loại phụ 41 phổ biến thường liên quan đến chứng viêm dạ dày.
Kết quả xét nghiệm cũng cho thấy khoảng 18% dương tính với Covid-19. Dự kiến các nghiên cứu trong tuần sau sẽ tập trung tìm hiểu về những lần phơi nhiễm và mắc Covid-19 ở các ca bệnh.
Đến nay đã có 20 quốc gia xác nhận các trường hợp viêm gan bí ẩn ở trẻ em, với 70 ca bổ sung ở 13 quốc gia đang chờ hoàn tất các xét nghiệm cuối cùng để xác định. Hiện mới chỉ có 6 quốc gia ghi nhận nhiều hơn 5 trường hợp, trong đó phần lớn tập trung ở Anh (160 ca).
Hôm 5/4, WHO đã lần đầu tiên được thông báo về 10 ca bệnh nhi mắc viêm gan không rõ nguyên nhân tại Scotland.
Đến ngày 6/5, Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết đang điều tra 109 trường hợp tương tự, trong đó có 5 ca tử vong.
Việt Nam hiện vẫn chưa phát hiện ca mắc viêm gan bí ẩn song các kịch bản ứng phó đã được ngành Y tế đưa ra.
Ba trường hợp sai thông tin tiêm chủng vắc-xin Covid-19 được điều chỉnh
Bộ Y tế vừa ban hành kèm theo Công văn số 2262/BYT-CNTT quy trình làm sạch dữ liệu tiêm chủng phục vụ cho việc cung cấp hộ chiếu vắc-xin trong đó, có 3 trường hợp thông tin bị sai sẽ được cập nhật, sửa đổi, bổ sung.
Cụ thể, việc “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng Covid-19 được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Không có số Chứng minh nhân dân (CMND)/Căn cước công dân (CCCD); sai định dạng số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và sai thông tin cá nhân cơ bản như: số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính.
Tại công văn trên, Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương, các đơn vị trực thuộc Bộ và Y tế các bộ, ngành phải khẩn trương hoàn thành “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng vắc-xin Covid-19 trước ngày 1/6/2022.
Việc này nhằm giúp cho việc ký xác thực hộ chiếu vắc-xin điện tử của công dân. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy tính đến ngày 10/5, đã có khoảng hơn 10 triệu người Việt có hộ chiếu vắc-xin.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả