Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 16 tháng 10 năm 2024,
Phân biệt tình trạng gia tăng các bệnh lý tiêu hóa và bệnh viêm gan ở trẻ
D.Ngân - 09/05/2022 15:19
 
Dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh viêm gan bí ẩn đang khiến thế giới hoang mang là nôn mửa và tiêu chảy.

Theo phản ánh từ một số cơ sở khám bệnh, những ngày vừa qua, số trẻ tới khám do mắc phải các triệu trứng nôn trớ, đau bụng, rối loạn tiêu hóa tăng cao. 

Dấu hiệu đầu tiên của căn bênh viêm gan bí ẩn đang khiến thế giới hoang mang là nôn mửa và tiêu chảy.

Ghi nhận tại một số trường học, có những lớp, nhiều em đồng loạt rơi vào triệu chứng này và phải nghỉ học. Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội, thời gian gần đây gia tăng trẻ có dấu hiệu nôn và đi ngoài tới thăm khám tại bệnh viện. 

Bác sĩ Đào Trường Giang, Chuyên khoa Nhi cho hay, có trẻ nhập viện trong tình trạng mất nước, mệt lả, môi nhợt, tay chân lạnh, gọi hỏi không đáp ứng. Tình trạng này cũng gia tăng tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 

Trước tình trạng nhiều trẻ nhỏ có biểu hiện nôn và tiêu chảy, rất nhiều bà mẹ lo lắng có liên quan đến bệnh viêm gan “bí ẩn”, bác sĩ Giang cho biết, hiện chưa có nhiều thông tin về virus gây viêm gan ở trẻ, nên vẫn nghĩ do virus gây rối loạn tiêu hóa thông thường.

Năm nào vào thời điểm giao mùa, trẻ cũng tới viện với tình trạng này, nhưng năm nay có ghi nhận nhiều hơn một chút và có nhiều cháu cùng một lớp học. 

Còn theo chuyên gia về truyền nhiễm Trương Hữu Khanh, tình trạng tiêu chảy và nôn ở trẻ hiện nay là do virus Rotavirus gây nên, không liên quan đến bệnh viêm gan đang cảnh báo hiện nay.

"Có thể sau một thời gian khá dài của dịch Covid-19, trẻ được chăm sóc kỹ ở nhà, đến nay trẻ bắt đầu được hòa nhập, tới lớp nên việc giữ gìn vệ sinh bớt hơn khiến trẻ dễ nhiễm bệnh. Cha mẹ không nên lo lắng thái quá, cần lưu tâm chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của nhân viên y tế”, bác sĩ Khanh nói. 

Lý giải về tình trạng này, theo PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung ương, tùy theo từng nhóm nguyên nhân khác nhau mà tình trạng của trẻ có thể diễn biến cấp tính trong vài ngày hoặc kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng.

Cụ thể, đau bụng và nôn cấp tính nhiều khi là các dấu hiệu chỉ điểm của nhiều bệnh nguy hiểm cần phải được can thiệp khẩn cấp. 

“Khi trẻ đau bụng và nôn nhiều hoặc kéo dài, cha mẹ cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở Nhi khoa hoặc chuyên khoa Tiêu hóa nhi khoa để được các bác sĩ thăm khám, chỉ định xét nghiệm xác định nguyên nhân và điều trị hợp lý tránh các biến chứng do tình trạng bệnh kéo dài", bác sĩ Hà nói. 

Với những trẻ có tiền sử đã mắc Covid-19 hoặc tiếp xúc với người mắc Covid-19, sống trong vùng dịch, cha mẹ cũng cần lưu ý các biểu hiện đau bụng và nôn.

Kết quả từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, 30-40% trẻ em nhiễm Covid-19 có biểu hiện triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau bụng, tiêu chảy. 

Sau nhiễm Covid-19 4-6 tuần, khoảng 10% trẻ có biểu hiện đau bụng, nôn. Khi có biểu hiện này trẻ cần được đi khám vì trẻ có thể bị viêm ruột thừa, lồng ruột, viêm tụy cấp, tràn dịch ổ bụng.

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) là tình trạng các cơ quan trong cơ thể khác nhau (từ 2 cơ quan trở lên) có thể bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa.

Khi trẻ xuất hiện những tình trạng như sốt cao liên tục, phát ban, rối loạn tiêu hóa, nếu nặng hơn có thể gặp các biến chứng tim mạch, sốc,… thì cha mẹ cần đưa con tới các cơ sở y tế để biết có mắc hậu Covid-19 hay hội chứng viêm đa hệ thống hay không.

Đánh giá nguy cơ bệnh viêm gan chưa rõ nguyên nhân có thể xuất hiện tại Việt Nam
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân, đánh giá nguy cơ bệnh có thể xuất hiện tại Việt Nam thời gian...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư