Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Tin mới về dịch Covid-19 ngày 11/8: Hơn 1 triệu người đã tiêm vắc-xin mũi 2; Hà Nội chỉ ghi nhận 3 ca nhiễm
D.Ngân - 11/08/2021 07:42
 
Tính đến ngày 10/8, Việt Nam đã được tiêm 11.341.864 liều vắc-xin, trong đó 1 mũi là 10.305.762 liều, mũi 2 là 1.036.102 liều. Sáng 11/8, Hà Nội ghi nhận tín hiệu tích cực khi chỉ có 3 mới.

Hơn 82.000 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh

Ngày 11/8, Việt Nam ghi nhận 8.766 ca nhiễm mới. Trong đó 14 ca nhập cảnh và 8.752 ca ghi nhận trong nước.

Tính từ 6 giờ đến 18 giờ 30 phút ngày 11/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.964 ca nhiễm mới.

Tính đến chiều ngày 11/8, Việt Nam có 236.901 ca nhiễm trong đó có 2.381 ca nhập cảnh và 234.520 ca nhiễm trong nước.

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 232.950 ca, trong đó có 82.380 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Theo Bộ Y tế, nước ta có thêm 4.806 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 11/8. Tổng số ca được điều trị khỏi là 85.154 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 489 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 21 ca.

***

Chiều 11/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận 342 ca tử vong (4146-4487).

Các ca tử vong do Covid-19 gồm, TP.HCM (261), Cần Thơ (24), Bình Dương (22), Đồng Nai (11), Đồng Tháp (10), Long An (10), Tiền Giang (2), Đà Nẵng (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).

Khắc phục tình trạng thiếu nhân lực y tế ở các tỉnh phía Nam

Ngày 11/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chủ trì buổi họp trực tuyến với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại những địa phương này.

Tại cuộc họp, đại diện các địa phương đều đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ về nhân lực. Ông Nguyễn Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố đã cử gần 2.000 cán bộ y tế vào phía Nam hỗ trợ phòng chống dịch.

Bộ Y tế cũng cử hơn 4.000 y bác sĩ, trong đó, hơn 1.000 thầy thuốc vào TP.HCM và các địa phương phía Nam. Tuy vậy, đó là vẫn chua đủ, địa phương cần chủ động huy động nguồn nhân lực tại chỗ, huy động nguồn nhân lực y tế tư nhân, sinh viên khối ngành y dược trên địa bàn tham gia lấy mẫu xét nghiệm hoặc tổ chức tiêm chủng.

Liên quan công tác hậu cần cho điều trị F0, ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế đề nghị các địa phương chủ động rà soát lại khả năng chứa, điều phối, vận chuyển ô-xy cho cơ sở y tế trên địa bàn.

Bộ Y tế đã công bố danh sách cụ thể các đơn vị sản xuất, cung ứng ô-xy. Do đó, sở y tế các địa phương cần liên hệ chủ động với những đơn vị cung ứng ô-xy, ký hợp đồng đặt hàng dự trù cho nhu cầu sử dụng, tránh bị động khi dịch lan rộng và nhu cầu sử dụng tăng lên. Song song đó, địa phương cần rà soát lại hệ thống đầu cuối sử dụng oxy tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Liên quan công tác điều trị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đề nghị các tỉnh thực hiện chiến lược phân tầng theo hướng dẫn nhằm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực y tế.

Nguyên tắc là tránh để F0 chuyển tuyến không phù hợp. Bởi nếu chuyển quá sớm sẽ gây quá tải cho tuyến trên, quá muộn làm tăng nguy cơ, thậm chí tử vong cho người bệnh.

Cũng tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải quyết liệt, chủ động thực hiện "4 tại chỗ" trong phòng chống dịch, đặc biệt đẩy nhanh thiết lập trung tâm, khu vực điều trị ICU, chuẩn bị ô-xy.

Hà Nội giảm mạnh số ca mắc mới

Ngày 11/8, Hà Nội có tổng cộng 40 người nhiễm virus trên địa bàn, giảm 22 ca so với ngày 10/8.

Những người này có độ tuổi từ 2 đến 67, trú tại các khu vực: Chương Dương, Phúc Tân (Hoàn Kiếm); Lĩnh Nam (Hoàng Mai); Đội Cấn (Ba Đình); Long Biên (Long Biên); Phùng Xá (Thạch Thất); Kim Nỗ, Uy Nỗ (Đông Anh) và Viên An (Ứng Hòa).

Hầu hết trường hợp đều có lịch sử dịch tễ liên quan F0 được phát hiện nhờ xét nghiệm sàng lọc người ho, sốt trong cộng đồng.

Một số ổ dịch cũ cũng có thêm người nhiễm mới là Tân Mai (Hoàng Mai), nhà thuốc Đức Tâm (Láng Hạ) nhưng số lượng không nhiều.

Số người nhiễm SARS-CoV-2 tại Hà Nội trong ngày 11/8 đã thấp hơn so với những ngày gần đây như 10/8 (62), 9/8 (70), 8/8 (56).

Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát (ngày 27/4), Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 1.955 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Ngoài ra, 190 trường hợp liên quan các ổ dịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K trên địa bàn cũng được Bộ Y tế công bố trước đó.

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, các chùm lây nhiễm mới phát hiện từ ngày 5/7 đến nay đã có 1.686 trường hợp cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus.

Thành phố đang tích cực lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho những đối tượng là người tại các khu vực nguy cơ cao và nhóm người nguy cơ cao ngoài ổ dịch.

Theo kế hoạch, 300.000 người nguy cơ lây nhiễm ở 30 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội sẽ được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 từ ngày 10 đến 17/8. Trong đó, các quận, huyện Đống Đa, Đông Anh, Hoàng Mai, Thanh Trì, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, đều có số lượng người nguy cơ mỗi nơi trên 10.000.

Hà Nội xét nghiệm Covid-19 theo các nhóm nguy cơ cho 1,3 triệu người

Để phòng chống dịch, TP. Hà Nội sẽ triển khai đợt cao điểm xét nghiệm Covid-19 từ ngày 9/8 đến 17/8, số mẫu xét nghiệm dự kiến được lấy khoảng 1,3 triệu mẫu.

Theo đó, TP. Hà Nội sẽ triển khai đợt cao điểm xét nghiệm Covid-19 từ ngày 9/8 đến 17/8, số mẫu xét nghiệm dự kiến được lấy khoảng 1,3 triệu mẫu.

Theo đó, Thành phố sẽ chia ra các nhóm để thực hiện việc lấy mẫu test Covid-19, những nhóm nguy cơ cao sẽ được ưu tiên xét nghiệm trước.

Nhóm đỏ là các khu vực trong các xã, phường nguy cơ rất cao và nguy cơ cao, các trường hợp nguy cơ cao căn cứ theo yếu tố dịch tễ, di chuyển nhiều, tiếp xúc nhiều như chuỗi cung ứng, chợ, lực lượng tham gia phòng, chống dịch, công nhân, bảo vệ các tòa nhà... và các khu vực nguy cơ cao khác theo chỉ định chuyên môn về dịch tễ.

Nhóm da cam là tại các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị, chợ, siêu thị, bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh... và các khu vực nằm trong vùng nguy cơ theo quy định của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, các trường hợp và các khu vực nguy cơ khác theo chỉ định chuyên môn về dịch tễ.

Nhóm xanh các trường hợp ít di chuyển tại khu vực không có dịch trong vùng xanh.

Theo UBND TP. Hà Nội, việc lấy mẫu xét nghiệm theo hộ gia đình tại các quận nội thành và các huyện có nguy cơ cao. Mỗi gia đình lấy đại diện 1 mẫu của 1 thành viên có nguy cơ cao nhất.

Việc tổ chức xét nghiệm đối với F0, F1, người nhập cảnh, người đi về từ vùng dịch, các đối tượng khác... được thực hiện thường xuyên quy theo quy định.

Với việc dự kiến lấy hơn 1,3 triệu mẫu xét nghiệm, Hà Nội sẽ sử dụng 2 phương pháp xét nghiệm gồm phương pháp xét nghiệm bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR và phương pháp xét nghiệm nhanh.

Tuy nhiên, Thành phố sẽ ưu tiên sử dụng phương pháp RT-PCR để tránh bỏ sót nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc xác định các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2.

***

Tính từ 18h30 ngày 10/8 đến 6h hôm nay (11/8), Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.792 ca nhiễm trong nước.

Theo Bộ Y tế, tính đến sáng 11/8, Việt Nam có 230.560 ca nhiễm trong nước. Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 228.990, trong đó, 77.574 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.

Từ hôm nay (11/8), nhóm nghiên cứu vắc-xin Covivac sẽ bắt đầu sàng lọc, thu tuyển tình nguyện viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 tại Vũ Thư, Thái Bình.

Trong ngày 10/8, Việt Nam có thêm 1.408.453 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số đã được tiêm là 11.341.864 liều. Trong đó tiêm 1 mũi là 10.305.762 liều, tiêm mũi 2 là 1.036.102 liều.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, tới đây, khi vắc-xin được chuyển về với số lượng lớn, tần suất nhiều, một số loại phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ âm sâu cần có kế hoạch chi tiết, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Đồng thời, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa y tế với quân đội, giữa trung ương với địa phương và các quân khu.

Trong tháng 8, dự kiến vắc-xin về khoảng 8,6 triệu liều, các hệ thống cần phải vận hành để tránh bị động.

Theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Y tế, các địa phương phải đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng theo nguyên tắc nhanh nhất, sớm nhất, an toàn nhất.

"Các điểm tiêm chủng cần có sự tham gia của nhiều ban ngành, đoàn thể, lực lượng đoàn thanh niên giúp tiếp đón, khai báo y tế và đăng ký trên phần mềm tiêm chủng. Nhân viên y tế sẽ tập trung nhiệm vụ chuyên môn như khám sàng lọc, thực hiện tiêm và theo dõi sau tiêm", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu.

Sàng lọc tình nguyện viên thử nghiệm vắc-xin Covivax

Từ hôm nay (11/8), nhóm nghiên cứu vắc-xin Covivac sẽ bắt đầu sàng lọc, thu tuyển tình nguyện viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 tại Vũ Thư, Thái Bình.

Ssau đó 7 ngày (tức 18/8), chương trình tiêm thử nghiệm sẽ bắt đầu. 375 tình nguyện viên (tăng 75 người so với kế hoạch ban đầu) được chia làm 3 nhóm tiêm khác nhau: nhóm 1 tiêm mức liều 3 mcg; nhóm 2 tiêm mức liều 6 mcg; nhóm 3 tiêm vắc-xin đối chứng là AstraZeneca. 

Trong giai đoạn 2 này, thay vì sử dụng giả dược để tiêm cho nhóm đối chứng (như giai đoạn 1) thì nhóm nghiên cứu thay bằng tiêm vắc-xin AstraZeneca. Điều này nhằm mục đích đối chứng tính sinh miễn dịch của 2 loại vắc-xin.

Dự kiến giai đoạn 2 sẽ kết thúc quá trình tiêm vắc-xin thử nghiệm vào ngày 20/9. Các hoạt động khám sàng lọc, lấy mẫu, tiêm vắc-xin, theo dõi an toàn sau tiêm được thực hiện tại Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. 

Ngay sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ gửi mẫu sang Canada để đánh giá. Khoảng tháng 11, nhóm nghiên cứu sẽ có đánh giá về kết quả giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng trên người của vắc-xin Covivac.

Covivac là vắc-xin Covid-19 thứ 2 ở Việt Nam được cấp phép thử nghiệm lâm sàng (sau Nano Covax của Công ty Nanogen đang tiêm thử nghiệm giai đoạn 3b). Vắc-xin do IVAC thuộc Bộ Y tế nghiên cứu phát triển từ tháng 5/2020. 

Ở giai đoạn 1, vắc-xin này được thử nghiệm trên 120 người tại Trường Đại học Y Hà Nội. Vắc-xin được đánh giá là an toàn, có dung nạp tốt và có khả năng sinh miễn dịch.

Ngày 10/8, Bộ Y tế và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng của thuốc điều trị Covid-19 VIPDERVIR. Với những kết quả khả quan bước đầu trong nghiên cứu tiền lâm sàng, thuốc đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia (Bộ Y tế) chấp thuận đề cương nghiên cứu đánh giá thử nghiệm lâm sàng (TNLS) trên người bệnh Covid-19.

Thuốc VIPDERVIR do các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nghiên cứu từ năm 2020 khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở nước ta. Đây là sản phẩm thuốc y học cổ truyền đầu tiên được nghiên cứu trên vi-rút SARS-CoV-2 với sự phối hợp đánh giá của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Bộ môn Dược lý, Trường đại học Y Hà Nội.

Hà Nội ghi nhận 3 trường hợp dương tính

Thống kê của Sở Y tế Hà Nội sáng nay 11/8 cho biết, trên địa bàn thành phố chỉ ghi nhận thêm 03 trường hợp dương tính mới với SARS-CoV-2. Cả 03 bệnh nhân đều ở Thanh Trì và thuộc chùm ho, sốt thứ phát. Đây cũng là những trường hợp đã được cách ly.

Sau nhiều ngày ghi nhận số ca dương tính với SARS-CoV-2 khá cao, trung bình 70 bệnh nhân mỗi ngày, từ chiều qua số mắc mới của Hà Nội giảm đáng kể. Tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội có 1918 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1111, số mắc là đối tượng đã được cách ly 807. 

Thành phố Hà Nội vẫn đang tích cực lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho những đối tượng là người tại các khu vực nguy cơ cao và nhóm người nguy cơ cao ngoài ổ dịch. Tính đến 19 giờ tối 10/8, đã có 71.385 mẫu (46.152 mẫu là người tại các khu vực nguy cơ và 25.233 mẫu thuộc đối tượng là người nguy cơ) được lấy, đã có 4638 mẫu có kết quả âm tính và 1 mẫu dương tính.

TP.HCM: Trung bình mỗi ngày tiêm hơn 200.000 mũi vắc-xin phòng Covid-19
TP.HCM đang đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng phòng Covid-19, trung bình mỗi ngày tiêm được hơn 200.000 mũi, có thể tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tiêm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư