Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Tin mới về y tế ngày 14/9: Không để thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế do thủ tục hành chính và thiếu tinh thần trách nhiệm
D.Ngân - 14/09/2022 07:38
 
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khắc phục vướng mắc trong việc đấu thầu thuốc, không để thiếu thuốc, vật tư y tế do thủ tục hành chính, quy định của pháp luật và do thiếu tinh thần trách nhiệm.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 (Ban Chỉ đạo) vừa chủ trì phiên họp thứ 17. Phiên họp được tổ chức trực tuyến giữa đầu cầu Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tại cuộc họp Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 liên tục chỉ đạo tăng cường thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống dịch.

Thủ tướng yêu cầu khắc phục tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế. Ảnh: VGP 

Ban Chỉ đạo dự báo trong thời gian tới dịch bệnh còn diễn biến khó lường trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch Covid-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại.

Vì vậy, vắc-xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch nên phải tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng; đồng thời chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh.

Yêu cầu các ngành, cấp, địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và yêu cầu thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch với mục tiêu kiểm soát dịch, không để bùng phát trở lại, đặc biệt tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19;

Thủ tướng giao Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo bảo đảm đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 778/CĐ-TTg ngày 5/9/2022.

Các bộ, ngành, địa phương phối hợp, tổ chức rà soát các quy định để phát hiện, tháo gỡ các vướng mắc; tuyên truyền, giáo dục, nêu cao tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm của cán bộ trong việc đầu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, sinh phẩm y tế, vì sức khỏe, tính mạng của người dân.

Khắc phục bằng được tình trạng ách tắc, vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, sinh phẩm y tế trong tháng 9/2022; không để tình trạng thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế do thủ tục hành chính, quy định của pháp luật và do thiếu tinh thần trách nhiệm của cán bộ.

Bộ Y tế khẩn trương tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh và trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về bảo đảm thuốc, trang thiết bị, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Nhiều tỉnh, thành tiêm vắc-xin mũi 3-4, trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi thấp hơn tỷ lệ chung cả nước

Ngày 13/9, Bộ Y tế đã cập nhật về tình hình tiêm vắc-xin Covid-19, tổng số vắc-xin đã tiêm ở nước ta đến nay là 258.934.825.

Nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi: Sau gần 5 tháng triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ trong độ tuổi này, cả nước đã tiêm 16.220.190 mũi, trong đó mũi 1: 9.684.471 trẻ (đạt tỷ lệ 87,4%);

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Trị (73.5%); Đà Nẵng (62,7%); Quảng Nam (74,4%); TP. HCM (62,1%); Bà Rịa - Vũng Tàu (69,6%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99%); Bắc Ninh (99,4%); Điện Biên (99,7%).

Mũi 2: 6.535.719 trẻ (đạt tỷ lệ 59%) tăng 0,3% so với ngày trước đó;

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (22,8%); Quảng Nam (24,3%); Bình Thuận (42,2%), TP. HCM (34,6%); Bà Rịa - Vũng Tàu (40,7%).

3 tỉnh có tỷ lệ cao: Bắc Giang (92,3%); Sóc Trăng (95,9%); Cà Mau (90,1%).

Nhóm từ 18 tuổi trở lên:

Tiêm mũi 3: Tổng số có 50.411.754 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 77,3%).

5 tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Bình Định (58,1%); Khánh Hòa (55,5%); Đồng Nai (52,9%); Đồng Tháp (58,7%); Bình Phước (59,4%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Quảng Ninh (96%); Bắc Giang (98,2%); Nghệ An (99,5%).

Tiêm mũi 4: Tổng số có 15.043.021 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 78,8%).

5 tỉnh thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (50,8%); Phú Yên (60,7%); TP. HCM (51,5%); Đồng Nai (55,9%); Tây Ninh (55,7%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Thanh Hóa (99,6%); Bắc Giang (99,7%); Gia Lai (97,4%).

Nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3: 4.803.347 trẻ (đạt tỷ lệ 56%) tăng 0,3% so với ngày trước đó

5 tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (31,2%); Phú Yên (20%); Bình Thuận (32,9%); Bà Rịa - Vũng Tàu (16%); Đồng Nai (26%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (95,6%); Lâm Đồng (91,1%); Sóc Trăng (91,5%).

TP. HCM đề nghị sớm được phân bổ vắc-xin tiêm chủng mở rộng

Sở Y tế TP. HCM vừa có văn bản gửi Bộ Y tế sớm phân bổ vắc-xin sởi và DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván), để đảm bảo tiêm chủng cho người dân.

Đến đầu tháng 8/2022, Sở Y tế đã có văn bản gửi Viện Pasteur TP. HCM về việc cung ứng vắc-xin. Ngày 12/8, Viện Pasteur TP. HCM đã phân bổ 6.000 liều vắc-xin DPT hạn dùng đến ngày 5/9 cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP và đã sử dụng hết. Ngày 31/8, Viện này có thông báo kho vắc-xin của đơn vị đã hết vắc-xin sởi và DPT.

Được biết, hai vắc-xin này do hai đơn vị trong nước sản xuất gồm: vắc-xin DPT phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván do Viện Vắc-xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) sản xuất; còn vắc-xin sởi do Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) sản xuất.

Việc tiêm hai loại vắc-xin này đúng lịch, đầy đủ rất quan trọng để tạo được miễn dịch sớm bảo vệ trẻ không bị mắc bệnh. Nếu tiêm vắc-xin muộn, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh trước khi được tiêm chủng.

Trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin phòng 8 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/ viêm màng não mủ do Hib, bại liệt, sởi. Trẻ 18-24 tháng tuổi được tiêm nhắc vắc-xin bạch hầu - ho gà-  uốn ván mũi 4 (DPT4) và tiêm vắc-xin sởi-rubella.

Việc tiêm nhắc lại đối với những loại vắc-xin này vô cùng quan trọng. Bởi khi lượng kháng thể này giảm đi, có thể không còn khả năng bảo vệ trẻ trước sự tấn công của mầm bệnh.

Cấp bách giải “cơn khát” thiếu thuốc chữa bệnh trầm trọng
Thuốc đang thiếu và còn tiếp tục thiếu nếu các rào cản về chính sách không được tháo gỡ.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư