
-
Số hóa - trụ cột xây dựng mô hình bệnh viện thông minh
-
Kem massage nhập khẩu bị thu hồi vì vi phạm công bố
-
Tin mới y tế ngày 2/7: Người trẻ không được chủ quan với tăng huyết áp
-
Gia tăng trẻ phẫu thuật cắt amidan mùa hè
-
Không lo gián đoạn khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thay đổi đơn vị hành chính -
Bộ Y tế đề xuất sửa đổi quy định tiêm chủng để tăng hiệu quả phòng dịch
Đơn thuốc điện tử được lập, hiển thị, ký số, chia sẻ và lưu trữ bằng phương thức điện tử có giá trị pháp lý như đơn thuốc giấy.
Lộ trình các cơ sở y tế phải kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử như sau:
Trước ngày 31/12/2022: Áp dụng với các bệnh viện từ hạng 3 trở lên.
Trước ngày 30/6/2023: Áp dụng với các cơ sở khám, chữa bệnh khác.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Trong khi theo Thông tư 27 ban hành trước đó, đối với các bệnh viện từ hạng 3 trở lên phải hoàn thành trước ngày 30/6/2022; số còn lại hoàn thành trước ngày 1/12/2022.
Về tổ chức thực hiện, cơ sở khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2022. Các cơ sở khám, chữa bệnh khác (không phải bệnh viện từ hạng 3 trở lên) hiện đang sử dụng đơn thuốc bản giấy theo mẫu cũ thì vẫn được sử dụng tiếp những mẫu đơn bản giấy đã in cho đến ngày 30/6/2023.
Lập hội đồng chuyên môn xác định nguyên nhân gây bệnh hoại tử xương hàm mặt
Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi BV Răng Hàm Mặt Trung ương TP. HCM và BV Chợ Rẫy đề nghị thành lập Hội đồng chuyên môn để xem xét, xác định nguyên nhân gây bệnh hoại tử xương hàm mặt, trong đó có một số bệnh nhân từng mắc Covid-19.
Trong thời gian gần đây, trên một số phương tiện thông tin truyền thông đưa tin một số bệnh viện của TP. HCM đã tiếp nhận khám, điều trị một số người bệnh bị hoại tử xương hàm mặt. Đặc điểm chung của bệnh lý này là xảy ra chủ yếu trên bệnh nhân có đái tháo đường, có dùng thuốc corticoid và có người từng mắc Covid-19.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh- Bộ Y tế đề nghị thực hiện báo cáo nhanh tình hình người bệnh đến khám, điều trị, kết quả điều trị bệnh hoại tử xương hàm từ tháng 2/2022 đến nay cho Bộ Y tế trước ngày 16/7/2022.
Tại Hà Nội, nhiều bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt, tai mũi họng chưa ghi nhận bệnh nhân bị hoại tử xương hàm từng mắc Covid-19 đến thăm khám.
Bình Dương: Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp
Tại Bình Dương, dịch sốt xuất huyết (SXH) đang diễn biến phức tạp, số ca mắc SXH hiện nay rất cao và tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Tính đến tuần thứ 27, toàn tỉnh ghi nhận 7.282 ca mắc, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm 2021. Toàn tỉnh có 10 ca mắc sốt xuất huyết tử vong và đã phát hiện 1.295 ổ dịch, tiến hành xử lý 1.289 ổ dịch.
Bình Dương và các tỉnh Đông Nam Bộ đang trong giai đoạn mùa mưa nên muỗi Aedes phát triển mạnh; trong năm 2022, virus Den type 2 lưu hành chủ yếu tại khu vực miền nam, đây là type thường xuyên gây bệnh cảm nặng (theo đánh giá của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh).
Về chủ quan, do ý thức người dân còn chủ quan, lơ là, nhất là sau dịch Covid-19; việc khai báo ca bệnh tại các cơ sở y tế chưa được duy trì, thực hiện đầy đủ trong thời gian qua làm cho việc giám sát ca bệnh chưa kịp thời và xử lý ổ dịch chưa đúng thời gian; các hoạt động can thiệp chưa được quyết liệt (tổng vệ sinh môi trường, xử lý ổ dịch…).
Tỉnh Bình Dương sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện các trường hợp mắc mới. Tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân. Chỉ đạo các phòng khám tư, các tuyến điều trị tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, theo dõi, chuyển tuyến kịp thời, an toàn. Thường xuyên tập huấn cho cán bộ y tế về giám sát điều trị sốt xuất huyết theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tăng cường theo dõi người bệnh sốt xuất huyết đang nằm điều trị nội trú trong các ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện, điều trị kịp thời. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị y tế và các phương tiện cần thiết. Bảo đảm dung dịch cao phân tử dùng trong điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh...
WHO tiếp tục xem xét tuyên bố tình trạng khẩn cấp với bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ đang gây ra 9.200 ca mắc được ghi nhận tại 63 quốc gia trên thế giới, tính đến ngày 1/7.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo sẽ triệu tập cuộc họp Ủy ban chuyên gia về bệnh đậu mùa khỉ vào ngày 21/7 tới để quyết định liệu căn bệnh này có cấu thành một tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu hay không.
Trước đó, Ủy ban trên của WHO đã nhóm họp ngày 23/6. Dự kiến sau cuộc họp, WHO sẽ đưa ra tuyên bố chính thức.
Theo WHO, đến nay, hầu hết ca mắc đậu mùa khỉ được ghi nhận ở nam giới, có quan hệ đồng tính, tuổi trẻ và ở khu vực đô thị.
Đến thời điểm hiện tại, có thêm 2 quốc gia xuất hiện ca mắc đầu tiên bệnh đậu mùa khỉ là Ấn Độ và Ả rập Xê út.

-
Không lo gián đoạn khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thay đổi đơn vị hành chính -
Bộ Y tế đề xuất sửa đổi quy định tiêm chủng để tăng hiệu quả phòng dịch -
Tin mới y tế ngày 1/7: WHO đánh giá hệ thống quản lý thuốc, vắc-xin của Việt Nam -
Tự do chọn cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trên toàn quốc từ 1/7 -
Chỉ đạo mới của Bộ Y tế về phòng chống dịch sởi năm 2025 -
Tin mới y tế ngày 30/6: Những sai lầm khi điều trị bệnh lý hô hấp có thể nguy hiểm sức khỏe -
Chặn dịch sốt xuất huyết bằng vắc-xin
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn