Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Tin mới về y tế ngày 16/10: Quy định mới về danh mục bảo hiểm y tế
D.Ngân - 16/10/2023 10:36
 
Theo Bộ Y tế, có 5 tiêu chí trong nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Tiêu chí loại bỏ danh mục bảo hiểm y tế

Theo Thông tư ban hành nguyên tắc, tiêu chí xây dựng Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu do bảo hiểm y tế chi trả mà Bộ Y tế đang dự thảo, Danh mục thuốc do bảo hiểm y tế chi trả thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Theo Bộ Y tế, có 5 tiêu chí trong nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Theo Bộ Y tế, có 5 tiêu chí trong nguyên tắc xây dựng Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế, gồm:

Phù hợp và thúc đẩy thực hiện chính sách sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế;

Lấy người bệnh làm trung tâm, đáp ứng nhu cầu điều trị, phù hợp với cơ cấu bệnh tật, bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; bảo đảm khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế trong từng giai đoạn, bảo đảm công khai minh bạch;

Kế thừa các danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế; tham khảo Danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam và của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện hành.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đưa ra tiêu chí về những trường hợp thuốc bị loại khỏi danh mục bảo hiểm y tế, gồm: Thuốc không còn được cấp phép lưu hành hoặc cấp phép nhập khẩu tại Việt Nam (tại thời điểm rà soát danh mục thuốc) trừ trường hợp là thuốc cấp cứu, thuốc chống độc, thuốc hiếm thuốc phóng xạ và chất đánh dấu, chế phẩm máu, oxy dược dụng và nitric oxid;

Thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu;

Thuốc nằm trong diện khuyến cáo không nên sử dụng (hiệu quả điều trị không rõ ràng, hoặc có khuyến cáo về độ an toàn, hoặc lợi ích không còn vượt trội so với nguy cơ) của WHO, hoặc Bộ Y tế Việt Nam hoặc cơ quan quản lý dược của các nước, hoặc các hội y khoa, dược khoa có uy tín trên thế giới.

Với thuốc dạng phối hợp đa thành phần, ngoài các tiêu chí loại bỏ trên, các thuốc dạng phối hợp đa thành phần có dạng phối hợp không được lưu hành tại 9 nước (Anh, Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Mỹ, Canada, Úc, Nhật) và EMA sẽ bị loại bỏ khỏi Danh mục thuốc, trừ các thuốc sản xuất tại Việt Nam có bằng chứng khoa học về hiệu quả, an toàn thông qua đề tài cấp nhà nước hoặc cấp Bộ đã được nghiệm thu.

Trường hợp thuốc phối hợp đa thành phần không thuộc một trong các tiêu chí loại bỏ đã kể trên nhưng không lưu hành tại các nước tham chiếu, được các đơn vị đề xuất xin giữ lại, căn cứ ý kiến của tiểu ban chuyên môn trên cơ sở đánh giá các bằng chứng nghiên cứu lâm sàng về an toàn, hiệu quả để xem xét.

TP.HCM ghi nhận thêm 6 ca đậu mùa khỉ

Chỉ trong 1 tuần, TP.HCM đã ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc đậu mùa khỉ mới, nâng tổng số ca bệnh lên 19 ca. Theo Sở Y tế TP.HCM, địa phương này đang phải cùng lúc đối phó với 5 dịch bệnh bao gồm sốt xuất huyết, tay chân miệng, đau mắt đỏ, đậu mùa khỉ và Covid-19.

Sở Y tế TP.HCM vừa thông báo, trong tuần qua TP.HCM đã phát hiện thêm 6 ca mắc đậu mùa khỉ đưa tổng số ca mắc bệnh trên địa bàn TP lên con số 19 (trong đó có 2 ca nhập cảnh và 1 ca xuất cảnh sang Đài Loan (Trung Quốc)).

Hiện tại, TP.HCM đang cách ly và điều trị 12 trường hợp bệnh đậu mùa khỉ, tất cả đều đang ổn định về tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã ghi nhận tổng cộng 14.126 ca mắc sốt xuất huyết. Trong tuần qua, TP đã ghi nhận thêm 422 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 5,3% so với trung bình của 4 tuần trước.

Các quận và huyện với số ca mắc bệnh trên 100.000 dân gồm có quận 1, quận 8 và quận Bình Thạnh. Hiện, TP.HCM đang điều trị tổng cộng 200 ca sốt xuất huyết, trong đó có 103 ca trưởng thành và 96 ca trẻ em.

Số ca mắc bệnh tại TP.HCM từ đầu năm đến nay là khoảng 30.000 ca. Riêng trong tuần qua, TP.HCM đã ghi nhận 1.532 ca mắc tay chân miệng, tăng gần 1,5 lần so với trung bình của 4 tuần trước.

Các quận và huyện với số ca mắc bệnh trên 100.000 dân bao gồm Quận Bình Tân, Huyện Nhà Bè và Huyện Bình Chánh. Hiện TP đang điều trị cho 346 ca bệnh tay chân miệng, trong đó 103 ca có địa chỉ tại TP.HCM.

Sở Y tế TP.HCM cho biết đơn vị đã chủ động trong việc đối phó và thành công trong việc giải mã gen của các loại virus gây bệnh đậu mùa khỉ và đau mắt đỏ. Ngành Y tế TP.HCM tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh và ứng phó kịp thời với mọi tình huống có thể xảy ra.

Tiếp tục hợp tác mật thiết với các sở, ban, ngành và UBND các quận huyện, cũng như TP.Thủ Đức trong việc chỉ đạo, kiểm tra và giám sát triển khai công tác phòng chống dịch, để đảm bảo tuân thủ nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế trong công việc phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng, đau mắt đỏ và đậu mùa khỉ.

Thêm lựa chọn về bảo hiểm y tế cho người dân
Bộ Y tế đang đề xuất các quy định về bảo hiểm y tế bổ sung. Dự kiến gói bảo hiểm y tế bổ sung là tự nguyện, người dân có mong muốn tham gia,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư