-
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới -
Xử phạt các cơ sở thực phẩm chức năng vi phạm số tiền hơn 12 tỷ đồng -
Hàng bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh bị dừng hoạt động vì vi phạm an toàn thực phẩm
Triển khai mô hình giáo dục kiến thức toàn diện về bệnh glôcôm
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, Glôcôm là nguyên nhân gây mù lòa đứng thứ hai thế giới sau bệnh đục thuỷ tinh thể. Năm 2020, số người (tuổi từ 40-80) bị Glôcôm trên thế giới vào khoảng 79,6 triệu, được dự đoán tăng lên 111,8 triệu vào 2040, trong đó bệnh nhân Glôcôm người Châu Á chiếm 47%.
Tại Việt Nam, theo điều tra dịch tễ của Viện Mắt Trung Ương và tổ chức Atlantic Philanthropies về tình trạng mù lòa tại 16 tỉnh thành năm 2007, có 24,800 người bị mù cả hai mắt do Glôcôm và là nguyên nhân gây mù thứ 2. Năm 2015 có 13,160 người mù do bệnh Glôcôm.
Ở các nước phát triển, khoảng 50% số người bị bệnh Glôcôm không biết có bệnh và không đi khám. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, con số này có thể tăng tới 90%.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: BV Thu Cúc |
Theo TS. Nguyễn Xuân Tịnh- Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội, trong giai đoạn đầu, bệnh glôcôm không có triệu chứng. Đặc biệt, có nhiều bệnh nhân bị mù một mắt do bệnh glocom mà không hề hay biết, chính vì vậy người ta gọi bệnh glôcôm là “kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng.”
Một điều nguy hiểm đối với bệnh glôcôm là một khi mắt đã mù lòa thì không có khả năng hồi phục. Tổn thương do bệnh glôcôm có tính chất tiến triển suốt đời ngay cả khi được điều trị. Vì vậy, việc phát hiện sớm, điều trị ngay từ đầu để hạn chế tiến triển của bệnh là rất quan trọng.
Chương trình giáo dục bệnh glôcôm được triển khai lần này là mô hình giáo dục bệnh nhân đầu tiên kết hợp cả hình thức trực tiếp và trực tuyến trong ngành nhãn khoa ở Việt Nam. Chương trình nhằm cung cấp giải pháp hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ người bệnh tiếp cận kiến thức toàn diện về bệnh glôcôm.
Đây sẽ là mô hình giáo dục bệnh nhân mang lại hiệu quả, giúp những bệnh nhân và người nhà không có điều kiện đến bệnh viện vẫn có thể tiếp cận được thông tin, được tư vấn và giải đáp những câu hỏi thường gặp của bệnh glôcôm.
Bên cạnh việc triển khai chương trình trực tiếp tại khán phòng bệnh viện. Chương trình còn được triển khai trên nhiều nền tảng trực tuyến nhằm tối đa hóa hiệu quả tiếp cận thông tin/ kiến thức cho bệnh nhân.
Các bài viết, video chuyên sâu được đăng tải trên Zalo, Website và Fanpage, bệnh viện, các hội thảo trực tuyến thông qua Livestream trên kênh Youtube mỗi tháng một lần nhằm giải đáp thêm những thắc mắc của người bệnh về bệnh lý glôcôm. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nhận được tin nhắn SMS hoặc ZNS giới thiệu về các lớp học sắp diễn ra.
Chương trình diễn ra ở 3 bệnh viện mắt hàng đầu cả nước, kéo dài trong vòng 3 tháng, từ tháng 10-12/2022.
Thêm 1,2 triệu liều vắc-xin Pfizer trẻ em và 5 xe lạnh chở vắc-xin đã về Việt Nam
Ngày 24/10, 1,2 triệu liều vắc-xin Pfizer ngừa Covid-19 cho trẻ em do Australia tài trợ thông qua UNICEF, cùng 5 xe tải lạnh chuyên chở vắc-xin đã được chuyển về Hà Nội.
Theo Đại diện Đại sứ quán Australia, trong vòng gần hai tháng, 4,2 triệu liều vắc-xin Covid-19 đã được nước này hỗ trợ cho Việt Nam, trong đó có 3 triệu liều Pfizer cho người lớn và 1,2 triệu liều cho trẻ em đợt này. Số vắc-xin cho người lớn đã được chuyển cho Hà Nội và TP.HCM.
1,2 triệu liều vắc-xin Pizer trẻ em này sẽ "giải cơn khát" thiếu vắc-xin ở các địa phương, đảm bảo tổ chức tiêm vét cho trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ mũi.
Ngoài 1,2 triệu liều vắc-xin, Đại sứ Australia tại Việt Nam, cũng cho biết 5 chiếc xe chuyên dụng chở vắc-xin trong điều kiện bảo quản lạnh đã được chuyển giao cho Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP.HCM, Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên.
Những chiếc xe tải lạnh này có vai trò quan trọng trong việc triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 và chương trình tiêm chủng thường xuyên, nhằm bảo đảm vắc-xin được vận chuyển khắp cả nước một cách hiệu quả và an toàn.
Trước đó ngày 22/10, 300.000 liều vắc-xin Moderna cũng để tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 6- dưới 12 tuổi đã về Việt Nam qua COVAX. Như vậy, chúng ta đã có tổng số 1,5 triệu liều vắc-xin phục vụ cho nhu cầu tiêm chủng cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi.
Đắk Nông: Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp
Sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay đang diễn biến rất phức tạp, số ca mắc liên tục tăng tại nhiều huyện, thành phố.
Tính đến đầu tháng 10, toàn tỉnh ghi nhận 1.662 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 7.19 lần so cùng kỳ năm 2021.
Toàn bộ 71/71 xã, phường, thị trấn đều ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết, một số huyện, thành phố có tỷ lệ mắc cao như: Đắk Mil 427 ca , Cư Jút 372 ca mắc và thành phố Gia Nghĩa 289 ca.
Nguyên nhân do thời gian vừa qua nắng, mưa đan xen tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh loăng quăng, muỗi truyền nhiễm làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ngoài ra, ý thức và vệ sinh phòng bệnh chưa tốt, còn chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Kết quả điều tra, giám sát tại các huyện, thành phố trên địa bàn cũng cho thấy chỉ số điều tra số dụng cụ chứa nước có loăng quăng, muỗi vằn vượt rất cao so với ngưỡng quy định của Bộ Y tế.
Sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất vẫn là diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy, phòng muỗi đốt; ưu tiên xử lý ổ dịch để ngăn chặn nguồn lây.
Cùng với đó là đẩy mạnh truyền thông về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng, chống để người dân, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số biết và có trách nhiệm tham gia vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, ao tù, nước đọng xung quanh nhà, nằm màn khi đi ngủ cả ban ngày và ban đêm.
Khi có dấu hiệu nhiễm bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời, không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
-
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
Hồi sinh sự sống cho nhiều bệnh nhân từ tạng hiến của người cho chết não -
Giảm ngộ độc thực phẩm tập thể, cách nào? -
Tăng quyền lợi cho bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững