Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Tin mới về y tế ngày 26/8: Hơn 100 vị thuốc y học cổ truyền được gia hạn
D.Ngân - 26/08/2023 10:34
 
Cục Quản lý Y dược cổ truyền, Bộ Y tế vừa cấp đăng ký và gia hạn cho hơn 100 thuốc, vị thuốc y học cổ truyền.

Hơn 100 thuốc, vị thuốc y học cổ truyền được gia hạn

Theo đó, số thuốc cồ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu này được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Tính đến thời điểm này, đây là đợt gia hạn thứ 4 của năm 2023 được Cục Y dược cổ truyền, Bộ Y tế thực hiện theo Nghị quyết số 80 của Quốc hội.

Ảnh minh hoạ.

Trước đó, Cục Quản lý Y dược cổ truyền cũng đã nhiều lần thực hiện cấp lại số đăng ký có hiệu lực 3 năm hoặc 5 năm cho nhiều mặt hàng thuốc y học cổ truyền, vị thuốc y học cổ truyền, dược liệu để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh của nhân dân.

Cũng dịp này, Cục Quản lý Y dược cổ truyền đã công bố danh mục 67 thuốc thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền trong nước được cấp giấy đăng ký lưu hành, gia hạn giấy đăng ký lưu hành đợt 9.

Cục Cục Quản lý Y dược cổ truyền yêu cầu cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký có trách nhiệm sản xuất thuốc theo đúng các hồ sơ, tài liệu đã đăng ký với Bộ Y tế và phải in số đăng ký được Bộ Y tế Việt Nam cấp lên nhãn thuốc.

Chỉ được sản xuất, đưa ra lưu hành các thuốc kiểm soát đặc biệt khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở đáp ứng quy định.

Đồng thời, thực hiện việc cập nhật tiêu chuẩn chất lượng của thuốc theo quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền;

Cập nhật nhãn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc theo quy định tại Thông lục số 01/2018/TT-BYT ngày 18/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định ghi nhãn tư thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc trong thời hạn 6 tháng.

Suy thượng thận do lạm dụng thuốc xịt mũi

Bệnh viện Nội tiết Trung ương mới đây tiếp nhận hai ca bệnh là anh em trai ruột (15 và 11 tuổi) với chẩn đoán suy thượng thận do dùng thuốc xịt mũi có thành phần chứa corticoid.

Theo người nhà bệnh nhi kể lại, trong 3 năm gần đây, do bị viêm mũi dị ứng, hai anh em đã liên tục dùng thuốc xịt mũi.

Hiện tại, cả hai anh em có kiểu hình béo phì, BMI người anh ở mức 36,22, còn người em là 31,2. Hai anh em người bệnh đều có gương mặt tròn, rậm lông, làn da mỏng, rạn da bụng và đùi màu tím đỏ, phù hai chi dưới, kiểu hình Cushing rõ rệt.

Trước khi nhập viện 10 ngày, người bệnh đi khám dinh dưỡng, phát hiện cortisol (hormone chống stress) trong máu thấp và được bác sỹ tư vấn ngừng xịt thuốc xịt mũi.

Sau khi ngừng thuốc, người bệnh xuất hiện mệt mỏi, chán ăn, chướng bụng. Do vậy gia đình đã đưa hai anh em đến bệnh viện Nội tiết Trung ương thăm khám và điều trị.

Tại đây, chuyên gia cho biết, để phòng ngừa hội chứng Cushing, người bệnh nên lưu ý luôn sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng quá nhiều thuốc chứa steroid trong thời gian dài.

Các thuốc không được bác sĩ kê toa (kể cả thuốc đông y) trong điều trị các bệnh lý xương khớp, hoặc thuốc trị cảm ho, sổ mũi, viêm xoang… có tác dụng kháng viêm, giảm đau mạnh đều có nguồn gốc từ corticoid.

Do đó, nếu bệnh nhân tự ý mua về dùng một cách tùy tiện không theo sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ, rất dễ gây ra hội chứng giả Cushing.

Không tự ý mua thuốc điều trị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) rất dễ lây lan và đang bùng phát ở nước ta. Nhiều người bệnh không đi khám tự ý mua thuốc có chứa corticoid về tra nhỏ mắt.

Các triệu chứng có thể giảm nhanh trong một số trường hợp, nhưng lạm dụng các thuốc này có thể gây mù mắt. Các thuốc nhỏ mắt này được mua khá dễ dàng trong các nhà thuốc, với giá rất rẻ từ vài ngàn đồng trở lên đến vài chục ngàn đồng (tùy sản phẩm, nhà sản xuất, thuốc nội hay thuốc ngoại…).

Thuốc giúp giảm triệu chứng nhanh chóng nhờ đặc tính chống viêm nên bệnh nhân cảm thấy tốt hơn về mặt triệu chứng, nên các thuốc này hay bị lạm dụng, mách bảo dùng... thậm chí dùng tra nhỏ thường xuyên để phòng ngừa bệnh hoặc tra nhỏ trong bất kỳ tình trạng về mắt nào.

Tuy nhiên, nếu dùng không đúng bệnh có thể gây tai biến. Ví dụ, trong trường hợp viêm loét giác mạc do nấm hay Herpes, nếu tra nhỏ các sản phẩm này khiến bệnh nặng hơn, có thể dẫn tới thủng giác mạc.

Khi lạm dụng trong thời gian dài, sẽ làm tăng nguy cơ đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp (một tình trạng có khả năng gây mù)… Các tai biến này càng đặc biệt nguy hiểm hơn ở trẻ em.

Việc lạm dụng corticoid có thể dẫn đến ức chế phản ứng miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt thứ phát, kéo dài thời gian nhiễm trùng hơn, đặc biệt tăng nguy cơ kháng thuốc.

Chuyên gia khuyến cáo người bệnh không tự ý mua dùng các thuốc có chứa corticoid, trừ khi được bác sĩ nhãn khoa khuyên dùng về các chỉ định cụ thể.

Triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý
Ngày 6/4, tại Lào Cai, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn Sổ tay hướng dẫn triển khai nội dung đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư