-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Thống kê của ngành Y tế cho thấy, hiện tổng giá trị thị trường của dược liệu nước ta sử dụng hàng năm ước tính hơn 400 triệu USD/năm. Theo (WHO) có đến 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị |
Theo điều tra về nguồn gen dược liệu Việt Nam hiện nay có 5.117 loài, trong đó có nhiều loại dược liệu quý hiếm. Ngoài ra vốn tri thức về y học cổ truyển của dân tộc có rất nhiều bài thuốc và dược liệu chăm sóc sức khỏe quý và lâu năm.
Có thể thấy, nước ta có rất nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành công nghiệp cho lại năng suất cao không chỉ phục vụ cho sức khỏe cộng đồng, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng dân tộc thiểu số miền núi.
Với tầm quan trọng của dược liệu trong sự phát triển kinh tế xã hội, Hội nghị đã thảo luận một số nội dung, như: Giới thiệu tổng quan Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025;
Kết quả khảo sát các địa bàn triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, giai đoạn I năm 2021 - 2023.
Phổ biến các nội dung trong Sổ tay hướng dẫn triển khai nội dung đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý.
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, cũng như trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và Nhân dân ta.
Thực hiện theo Nghị quyết số 88/2020/QH14 của Quốc hội phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, hơn 137.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2021 - 2025 để tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên những địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tại Hội nghị, ông Trần Minh Ngọc, Phó Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế và đại diện Ủy ban Dân tộc, các bộ ngành liên quan cùng các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, giải đáp vướng mắc liên quan đến triển khai nội dung phát triển vùng trồng dược liệu quý tại 21 tỉnh thành phố.
Hội nghị cũng nghe đại diện Phòng Quản lý dược cổ truyền, Cục quản lý Y, Dược cổ truyền và các giảng viên phổ biến nội dung sổ tay hướng dẫn triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Thực hiện các hoạt động liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ dược liệu, là cơ sở để giúp các địa phương, doanh nghiệp và người dân thực hiện các nguyên tắc, nội dung, quy trình hỗ trợ phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chương trình Mục tiêu quốc gia.
Ngoài nội dung hướng dẫn hỗ trợ phát triển sản xuất, Sổ tay còn bổ sung hướng dẫn về đảm bảo nuôi trồng, sơ chế chế biến, sản xuất theo tiêu chuẩn của WHO, định hướng xây dựng và tổ chức sản xuát theo chuỗi giá trị, từng bước nâng cao giá trị dược liệu, thu nhập từ hoạt động sản xuất và góp phần phát triển bền vững dược liệu trong nước.
Hội nghị cũng nghe báo tổng hợp kết quả khảo sát các địa bàn triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia của Viện Dược liệu.
Liên quan tới công tác phát triển dược liệu Bộ Y tế cũng đặt ra mục tiêu sẽ tham gia thị trường thảo dược toàn cầu. Tuy nhiên, để làm được việc này cần phải đầu tư khoa học công nghệ, giống, vốn, phát triển vùng trồng dược liệu trên quy mô lớn.
Bên cạnh đó, tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn của nước nhập khẩu (phát triển các sản phẩm từ dược liệu có nguồn gốc hữu cơ (organic) gắn với truy xuất nguồn gốc xuất xứ của dược liệu, kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu); khuyến khích các nguồn lực xã hội tham gia phát triển dược liệu.
Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học phát triển đa dạng hóa các sản phẩm từ dược liệu (thuốc, hóa mỹ phẩm, nước hoa, hương liệu, thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng y học...).
Bộ Y tế đã tham mưu đề xuất thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp như xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ, chất lượng dược liệu.
Xây dựng vùng trồng dược liệu đạt Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái cây thuốc (GACP-WHO), dược liệu hữu cơ (organic), đảm bảo dược liệu đầuu ra đạt tiêu chuẩn chất lượng theo dược điển (giới hạn vi sinh vật, giới hạn thuốc bảo vệ thực vật...).
Từng bước hình thành vùng sản xuất dược liệu tập trung có quy mô đủ lớn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của các nước nhập khẩu như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc...
Việt Nam đã tham gia thị trường cung cấp dược liệu toàn cầu với các dược liệu có thế mạnh như Quế, Hồi, Thảo quả, Nghệ (Curcuminoid), Hòe, Kê huyết đằng...
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025