Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Tin mới về y tế ngày 28/11: Tăng cường phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế
D.Ngân - 28/11/2022 11:45
 
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn số 5291/SYT-NVY về việc tăng cường kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh BHYT, thực hiện dự toán chi khám, chữa bệnh BHYT năm 2022.

Phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế

Theo đó, căn cứ Công văn số 4978/BHXH-GĐBHYT1 ngày 28/10/2022 của BHXH thành phố về việc cung cấp dữ liệu khám, chữa bệnh BHYT tháng 9/2022; để đảm bảo quyền lợi người bệnh có thẻ BHYT, quản lý và sử dụng hiệu quả kinh phí khám, chữa bệnh BHYT trong phạm vi nguồn kinh phí được giao năm 2022 theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 13/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 1864/UBND-KGVX ngày 15/6/2022 của UBND TP. Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội đề nghị giám đốc, thủ trưởng các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn thành phố phối hợp thực hiện các nội dung:

Thực hiện nghiêm việc đối chiếu thẻ BHYT (thẻ giấy, thẻ điện tử) và giấy tờ tùy thân của người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh theo đúng quy định tại Khoản 1, Điều 28 Luật BHYT số 25/2008/QH12, đảm bảo đúng người bệnh, đúng thẻ BHYT. Khẩn trương triển khai tiếp đón khám bệnh bằng căn cước công dân gắn chíp.

Chỉ thực hiện kê đơn, cấp thuốc khi có người bệnh BHYT đến khám, điều trị; nghiêm cấm hành vi lập khống hồ sơ, chứng từ thanh toán BHYT.

Ảnh minh hoạ.

Thực hiện chỉ định dịch vụ xét nghiệm, dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế hợp lý, phù hợp với tình trạng bệnh và theo hướng dẫn chẩn đoán điều trị của Bộ Y tế ban hành.

Rà soát bệnh nhân nội trú nằm viện theo đúng yêu cầu chuyên môn. Các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến thành phố tập trung khám, chữa bệnh theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, các bệnh viện mà tuyến dưới không thực hiện được.

Đối với các trường hợp người bệnh mắc bệnh tuyến dưới điều trị được, bệnh chưa có biến chứng phức tạp hoặc đã được điều trị ổn định, chuyển người bệnh về tuyến dưới để điều trị, quản lý, cấp thuốc, nhất là tại tuyến y tế cơ sở và về cơ sở khám, chữa bệnh nơi người bệnh cư trú, nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu theo đúng Chỉ thị số 847/CT-BYT ngày 21/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Tăng cường quán triệt, phổ biến Chỉ thị số 10/CT-BYT ngày 09/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT và Nghị quyết số 05/2019/NQ- HĐND của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện Điều 215 Bộ Luật Hình sự. Giám đốc/thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh BHYT chịu trách nhiệm trước pháp luật và Sở Y tế nếu để xảy ra tình trạng lập hồ sơ, chứng từ khống thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại đơn vị.

Thực hiện việc trích chuyển dữ liệu chi phí khám, chữa bệnh theo quy định tại Thông tư 48/2017/TT-BYT ngày 28/12/2017 và Quyết định số 4210/QĐ-BYT ngày 20/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế, đảm bảo dữ liệu chi phí khám, chữa bệnh BHYT đúng với thực tế chi phí và thông tin của người có thẻ BHYT khi đi khám, điều trị.

Các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh: cải tiến quy trình khám bệnh; bố trí số lượng giường bệnh nội trú phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, khả năng cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở; nâng cao tinh thần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chỉ định sử dụng dịch vụ y tế, điều trị nội trú cho người bệnh, đảm bảo hợp lý, hiệu quả.

Sở Y tế đề nghị các đơn vị kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các chính sách pháp luật về khám, chữa bệnh BHYT về Sở Y tế, BHXH thành phố để được hướng dẫn giải quyết.

Hà Nội: Tỷ lệ chênh lệch giới tính vẫn ở mức cao

Theo báo cáo của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2022, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hà Nội vẫn ở mức cao với 112,7 bé trai/100 bé gái, trong đó có 5 quận, huyện ở mức rất cao, trên 120 bé trai/100 bé gái như: Ba Đình, Hà Đông, Quốc Oai, Thanh Oai, Thường Tín.

Nhiều năm qua, ngành Dân số Thủ đô đã nỗ lực đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức của người dân, trong đó tập trung vào những huyện có mức chênh lệch trẻ trai cao hơn nhiều so với trẻ gái. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều gia đình, nhất là ở vùng ngoại thành vẫn giữ tục lệ, tâm lý mong muốn có con trai để có người "thờ cúng tổ tiên" và chăm sóc bố mẹ khi về già đã khiến việc lựa chọn giới tính thai nhi cũng tăng theo.

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số và ngày Dân số Việt Nam 26/12 năm 2022, Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình Hà Nội đã tổ chức các hoạt động truyền thông rộng khắp trên địa bàn thành phố.

Với chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để phát triển đất nước nhanh và bền vững", Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội sẽ tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền về những chủ trương của Đảng, chính sách luật pháp của Nhà nước về công tác dân số trong tình hình mới.

Tập trung tuyên truyền về chủ đề và các thông điệp chính hoạt động kỷ niệm và hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số, kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam 26/12.

Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về dân số và phát triển nhằm huy động các ban, ngành, đoàn thể các tổ chức chính trị xã hội, cấp ủy, chính quyền các cấp tham gia đồng hành cùng công tác dân số và phát triển, tạo ra một sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thái độ, hành vi của các nhóm đối tượng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Tập trung truyền thông về tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; Truyền thông về tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh; Truyền thông về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình; Truyền thông về cơ cấu dân số vàng…

Một trong những biện pháp căn bản, cốt lõi để hạn chế sự gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh là cần kiên trì, đẩy mạnh truyền thông, giáo dục thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành vi của người dân về bình đẳng giới, nâng cao quyền của phụ nữ. Cùng với đó, đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thiện chính sách an sinh xã hội là giải pháp vừa cơ bản, vừa lâu dài.

Nhiều bệnh nhân hiểm nghèo được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả tiền tỷ chữa bệnh
Trong đó, người bệnh được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cao nhất lên tới 3,9 tỷ đồng do bệnh “Thiếu yếu tố VIII di truyền’.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư