-
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu -
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
Mạng lưới nhà khoa học trẻ ngành Y tế Việt Nam toàn cầu
Hoạt động chính của hội nghị bao gồm: Báo cáo nghiên cứu khoa học; thao diễn kỹ thuật và triển lãm các thành tựu y học. Đây cũng là cơ hội để các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên ngành Y trao đổi kinh nghiệm, những phát hiện mới, phương pháp mới trong chuyên môn.
Những đề tài, kỹ thuật được đánh giá trong hội nghị sẽ là cơ sở giúp các y, bác sĩ, các nhà khoa học phát triển và áp dụng vào thực tiễn, từ đó, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân cũng như phát triển của ngành y học Việt Nam.
Trong khuôn khổ hội nghị, bên cạnh các phiên báo cáo khoa học, tuổi trẻ ngành Y tế sẽ tổ chức buổi tọa đàm "Vai trò của thế hệ trẻ trong công cuộc chuyển đổi số ngành Y tế" và ra mắt "Mạng lưới nhà khoa học trẻ ngành Y tế Việt Nam toàn cầu".
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chúc mừng các thành viên của Ban chủ nhiệm khóa I Mạng lưới nhà khoa học trẻ ngành Y tế toàn cầu, nhiệm kỳ 2022 - 2027. |
Việc ra mắt "Mạng lưới nhà khoa học trẻ ngành Y tế Việt Nam toàn cầu" sẽ giúp tăng cường đoàn kết, tập hợp lực trí thức trẻ nghiên cứu Y tế trong các hoạt động tại cộng đồng trong nước và quốc tế.
TS. Hà Anh Đức, Chánh Văn phòng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết: "Thực tiễn thời gian qua cho thấy cần thiết lập một Mạng lưới rộng rãi tập hợp trí thức ngành Y tế để thường xuyên, kịp thời tư vấn chính sách cho Chính phủ, hỗ trợ nâng cao năng lực cơ sở với kiến thức và kinh nghiệm y tế quý báu trên toàn cầu. Đó là lý do Mạng lưới nhà khoa học trẻ ngành Y tế Việt Nam toàn cầu được ra đời".
Thành viên của mạng lưới là những nhà khoa học, những trí thức trẻ người Việt không quá 45 tuổi, đang sinh sống, làm việc trong và ngoài nước.
Ban chủ nhiệm khóa I Mạng lưới nhà khoa học trẻ ngành y tế toàn cầu, nhiệm kỳ 2022-2027 ra mắt với 19 nhà khoa học trẻ, uy tín. Những người này được lựa chọn từ gần 400 trí thức trẻ Việt Nam từ hơn 22 quốc gia trên thế giới đã tự nguyện đăng ký tham gia.
Đắk Lắk: Phát hiện một trường hợp nghi mắc đậu mùa khỉ
Ngày 2/11, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, vừa ghi nhận một trường hợp người dân có biểu hiện nổi mụn đỏ ở người sau khi đi du lịch Nam Phi về.
Bệnh nhân là N.V.P, nam, sinh năm 1963, trú tại tổ dân phố 2, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
Theo lời khai của bệnh nhân, ngày 19/10, bệnh nhân đi máy bay từ Việt Nam sang Nam Phi để du lịch. Trong thời gian du lịch, bệnh nhân đi nhiều nơi và tiếp xúc, nói chuyện, bắt tay với nhiều người.
Ngày 26/10, bệnh nhân đi máy bay về lại Việt Nam (sân bay Nội Bài) có quá cảnh tại sân bay Singapore, sau đó đi máy bay về Đắk Lắk.
Từ ngày 26/10 đến ngày 1/11, bệnh nhân có tiếp xúc với mọi người trong gia đình và người xung quanh.
Đến ngày 1/11, bệnh nhân có biểu hiện đau mỏi các khớp và xuất hiện nhiều mụn đỏ nổi ở bụng và lưng, bệnh nhân đã thực hiện khai báo y tế và tự cách ly tại nhà.
Hiện tại, bệnh nhân khỏe mạnh, không sốt nhưng đau mỏi các khớp toàn thân, nổi nhiều mụn đỏ ở bụng và lưng. Những trường hợp tiếp xúc gần chưa có biểu hiện bất thường khác.
Nhận được thông tin, ngành Y tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng chống dịch, điều tra, xác minh trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, tư vấn cho bệnh nhân và người nhà thực hiện việc cách ly phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ và truyền thông kiến thức phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ cho gia đình, cộng đồng xung quanh.
Đồng thời, lấy mẫu dịch từ vết tổn thương mụn đỏ trên da và ngoáy họng của bệnh nhân gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên làm xét nghiệm.
Thi tuyển chức danh Giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM
Sở Y tế TP.HCM vừa chính thức công bố danh sách 25 ứng viên đủ điều kiện dự thi chức danh Giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM.
Theo danh sách của Sở Y tế TP.HCM, có 16 phó giám đốc và 9 giám đốc các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM tham gia thi tuyển. Họ đều là các BS.CK II, tiến sĩ, phó giáo sư hiện đang công tác tại các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP.HCM.
Theo kế hoạch, vòng thi thứ nhất sẽ diễn ra vào ngày 17/11/2022.
Điểm mới của lần thí điểm thi tuyển chức danh giám đốc lần này chính là không bắt buộc giám đốc bệnh viện phải là bác sĩ chuyên khoa Mắt. Thay vào đó, yêu cầu bắt buộc (ngoài các quy định về tiêu chuẩn chức danh) chính là giám đốc bệnh viện phải có đủ kiến thức và năng lực quản lý bệnh viện, đảm bảo cho bệnh viện phát triển bền vững.
Người đủ điều kiện dự thi sẽ trải qua 2 phần thi, gồm: Phần thi viết kiến thức chung, thời gian thi 180 phút. Bài thi viết được chấm theo thang điểm 100. Người dự thi phải có kết quả bài thi viết đạt từ 50 điểm trở lên mới được tham gia phần thi thứ hai, phần thi trình bày đề án.
Sau phần trình bày đề án, người dự thi sẽ được Hội đồng thi đặt các câu hỏi vấn đáp và trả lời trực tiếp, kỹ năng giải quyết tình huống quản lý và phong cách lãnh đạo cũng được tính điểm trong phần thi này. Người dự thi đạt điểm cao nhất của phần thi trình bày đề án sẽ được tuyển chọn.
Đây là lần đầu tiên TP.HCM tổ chức thi tuyển giám đốc bệnh viện nhằm phát hiện, bổ nhiệm người vừa có đạo đức, phẩm chất chính trị theo đúng quy định; vừa có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực lãnh đạo, quản lý đáp ứng các yêu cầu thực tiễn.
TP.HCM: Phát sinh thêm nhiều ổ dịch sốt xuất huyết mới
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tính đến ngày 30/10, thành phố ghi nhận 70.370 ca mắc sốt xuất huyết, 29 ca tử vong, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, số ca sốt xuất huyết nặng là 1.600 ca, tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc tính đến tuần 44 là 2,3% tăng hơn 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Từ ngày 24 - 30/10, TP.HCM ghi nhận 1.628 ca bệnh, giảm 27,% so với trung bình 4 tuần trước, số ca nội trú giảm gần 34% và ngoại trú giảm 21%.
TP.HCM đã ghi nhận 75 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 44 phường, xã thuộc 12/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức; giảm 23 ổ dịch mới so với tuần 43. Tổng số ổ dịch được xử lý phun hoá chất trong tuần là 175 ổ dịch và có 1 phường, xã xử lý ổ dịch diện rộng. Có tổng cộng 231 lượt thực hiện diệt lăng quăng tại các ổ dịch, các điểm nguy cơ tại 118 phường, xã thuộc 19/22 quận huyện, TP. Thủ Đức.
Hiện nay, khoảng 75% số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết là người lớn. Có những trường hợp đến bệnh viện trễ khiến gia tăng nguy cơ tử vong do không được can thiệp điều trị kịp thời.
-
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh tiếp tục tăng -
Cảnh báo thuốc giả Theophylline 200mg -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam