-
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu -
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
Bổ sung công nhân là đối tượng cần được quan tâm trong khám, chữa bệnh
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Dự thảo Luật cần được nghiên cứu, bổ sung các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, nơi tập trung đông công nhân lao động thuộc nhóm đối tượng cần được ưu tiên, bố trí ngân sách, được tập trung đầu tư để xây dựng, phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, bởi khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất là các địa bàn tập trung đông công nhân lao động, song hệ thống tổ chức các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện rất ít, đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của công nhân lao động.
Ảnh minh hoạ |
Việc phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại nơi có đông công nhân lao động vừa đáp ứng điều kiện làm việc (có ít thời gian, đi làm sớm, về muộn) của công nhân lao động, đồng thời có khả năng giải quyết kịp thời các thảm họa, sự cố y khoa như dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, cháy nổ…
Góp ý của Tổng liên đoàn Lao động cũng nêu: Ngoài các đối tượng người có công với cách mạng, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật…, đề nghị bổ sung công nhân lao động là đối tượng cần được quan tâm trong khám, chữa bệnh.
Cần có chính sách cụ thể để tạo điều kiện cho công nhân lao động có thể dễ dàng tiếp cận và thuận lợi (đặc biệt là khám, chữa bệnh ngoài giờ hành chính vẫn được thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế).
TP. HCM có tỷ lệ tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi rất thấp
Ngày 30/8, Bộ Y tế thông tin cập nhật về tình hình tiêm vắc-xin Covid-19 ở nước ta, tổng số vắc-xin đã tiêm ở nước ta đến nay là 256.646.264 mũi.
Tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, đến nay sau hơn 4,5 tháng triển khai tiêm trên toàn quốc, tổng số mũi vắc-xin đã tiêm cho trẻ trong độ tuổi này là 15.413.040, trong đó mũi 1: 9.335.565 trẻ (đạt tỷ lệ 83,8%); tăng 0,5% so với ngày trước đó.
5 tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp dưới 67% là: Đà Nẵng (60%); Quảng Nam (60,1%); Bình Thuận (66,3%); TP. Hồ Chí Minh (55,3%); Bình Dương (60,6%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Lạng Sơn (98,9%); Kon Tum (98,5%); Cà Mau (98,7%).
Mũi 2: 6.075.475 trẻ (đạt tỷ lệ 54,5%);
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp dưới 38% là: Đà Nẵng (21,5%); Quảng Nam (20,1%); TP Hồ Chí Minh (31,7%); Bà Rịa - Vũng Tàu (37,9%); Bình Dương (27,2%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (87,3%); Sóc Trăng (92%); Cà Mau (82,9%).
Nhóm từ 18 tuổi trở lên:
Tiêm mũi 3: Tổng số có 50.022.563 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 76,3%).
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Bình Định (56,9%); Khánh Hòa (55,3%); Đồng Nai (52,7%); Đồng Tháp (58,7%); Bình Phước (57,9%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Thanh Hóa (95,7%); Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,5%).
Tiêm mũi 4: Tổng số có 14.240.046 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 75%).
5 tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Trị (56,7%); Đà Nẵng (47%); TP Hồ Chí Minh (50,4%); Đồng Nai (53,4%); Tây Ninh (54,7%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (97,6%); Hưng Yên (97,2%); Bắc Kạn (97,9%).
Nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3: 4.503.280 trẻ (52,1%) tăng 0,7%.
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (29,9%); Phú Yên (17,4%); Bà Rịa - Vũng Tàu (14,7%); Đồng Nai (23,5%); Bình Dương (22,7%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (91,1%); Quảng Ninh (86,5%); Sóc Trăng (87,1%).
Đắk Lắk ghi nhận ca mắc bệnh Whitmore thứ 2
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc bệnh Whitmore tại huyện Cư Kuin.
Đây là trường hợp thứ 2 mắc bệnh Whitmore trên địa bàn tỉnh. Trước đó, vào tháng 6/2022, đã có 1 trường hợp mắc bệnh Whitmore tại địa bàn huyện Ea Súp.
Bệnh nhân là nam, người dân tộc Ê đê, 43 tuổi, trú tại buôn Chiết, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin.
Ngày 11/7, bệnh nhân nhập viện tại Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên và được điều trị với triệu chứng có khối u ở cổ ngày càng lớn, ấn đau nhức, sưng nóng, di động, nuốt được, bụng mềm, gan lách không sờ thấy, tiểu tiện tự chủ, tim đều rõ, phổi không nghe rales, với chẩn đoán áp xe cổ, đái tháo đường.
Đến ngày 25/7, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh Whitmore, đái tháo đường nên được chuyển đến Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên để tiếp tục điều trị trong tình trạng tỉnh táo, mạch 80 lần/phút, nhiệt độ 37,5 độ C, huyết áp 120/80 mmHg, vết mổ ở cổ ít dịch thấm băng, tim nhịp đều, phổi không nghe rales, bụng mềm, gan lách không lớn với chẩn đoán bệnh Whitmore.
Đến 8h ngày 15/8, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn, không sốt, ăn uống được, tim rõ, phổi không nghe rales, bụng mềm, bệnh ổn định, được xuất viện, với chẩn đoán ra viện là nhiễm trùng huyết do Burkholderia Pseudomallei, đái tháo đường. Tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân ổn định.
Sau khi ghi nhận trường hợp mắc bệnh Whitmore, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đắk Lắk đã nhanh chóng phản hồi thông tin cho đơn vị liên quan, đồng thời tổ chức điều tra và giám sát tại cộng đồng để phòng tránh bệnh lây lan. Điều tra chung quanh khu vực nhà bệnh nhân không ghi nhận các trường hợp mắc bệnh tương tự.
Bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Vi khuẩn sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập chủ yếu qua da. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận năm 1925, sau đó bệnh xuất hiện tại các địa phương.
Tiền Giang: Thúc đẩy tiêm vắc-xin cho trẻ em
UBND tỉnh Tiền Giang vừa có văn bản 4719/UBND-KGVX về việc đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Yêu cầu các ngành, các cấp trong tỉnh tập trung triển khai thực hiện nghiêm, có hiệu quả việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 hoàn thành sớm nhất việc tiêm vắc-xin cho các lứa tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc tiêm vắc-xin trên địa bàn, đảm bảo tiến độ theo quy định và sử dụng kịp thời, hiệu quả số vắc-xin phòng Covid-19 được phân bổ, tránh lãng phí.
Ủy ban nhân dân cấp xã trong tỉnh "Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người"; tiếp tục khẩn trương tổ chức tiêm chủng lưu động tại vùng có tỷ lệ tiêm thấp đối với mũi 2 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi và tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ người 18 tuổi trở lên để bảo đảm mục tiêu đề ra.
Ngành Y tế cùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh rà soát, cập nhật kịch bản phòng, chống dịch Covid-19, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, bảo đảm người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay tại cơ sở; kiên quyết ứng phó kịp thời, hiệu quả trong trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.
Cơ quan, địa phương nào không kịp thời kiểm soát, để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Từ đó, tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Bà Rịa - Vũng Tàu phát động chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19
Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với UBND thành phố Bà Rịa tổ chức lễ phát động chiến dịch tăng cường tiêm vắc-xin phòng Covid-19, năm 2022.
Theo báo cáo từ Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tính đến ngày 29/8, tỷ lệ trẻ từ 5-12 tuổi tiêm mũi 2 chỉ đạt 56,11%, với 41.661 trẻ. Tỷ lệ trẻ từ 12-18 tuổi tiêm mũi 3 trên địa bàn tỉnh hiện cũng rất ít chỉ khoảng 12,80%, với 12.488 trẻ. Tỷ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên cũng chỉ đạt 13,09%, với 109.842 người.
Dịch Covid-19 đã được khống chế và kiểm soát, cuộc sống người dân trên cả nước nói chung và tại Bà RịaVũng Tàu nói riêng đã trở lại bình thường.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều người dân đã xuất hiện tâm lý chủ quan, cho rằng tiêm 2 mũi vắc-xin đã đạt được hiệu quả miễn dịch, hoặc đã bị mắc Covid-19 rồi thì không cần tiêm vắc-xin nữa, do đó không đồng ý tiêm vắc-xin mũi tăng cường để duy trì hiệu quả miễn dịch…
UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương, với sự hướng dẫn chuyên môn của ngành y tế, cần đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 đầy đủ, đúng lịch cho các đối tượng.
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi mà Bà Rịa-Vũng Tàu đang là địa phương đạt tỷ lệ thấp; tiêm đủ các mũi cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; tiêm mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) cho người trên 18 tuổi và cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tiếp tục vận động người dân tham gia tiêm vắc-xin đầy đủ, đúng lịch để tăng tỷ lệ bao phủ vắc-xin, tuyệt đối không để thiếu vắc-xin và không phải hủy vắc-xin. Các cấp, các ngành và mọi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt, hiệu quả.
-
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh tiếp tục tăng -
Cảnh báo thuốc giả Theophylline 200mg -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam