
-
TP.HCM triển khai hàng loạt giải pháp đảm bảo an ninh trật tự tại bệnh viện
-
Chấn chỉnh nghiêm túc công tác quản lý, báo cáo số ca mắc Covid-19
-
[Infographic] Chưa coi Covid-19 là bệnh lưu hành
-
Khắc phục tình trạng thiếu thuốc điều trị bệnh lý tim mạch
-
Tin mới về y tế ngày 13/8: Hà Nội tăng cường thanh, kiểm tra thuốc giả; Tiến độ sản xuất vắc-xin Covid-19 của Việt Nam -
Đề xuất giải pháp chống dịch Covid-19 trong tình hình mới
Cho trẻ đi khám kịp thời
Tại Hà Nội, trong hai tuần qua, số ca mắc tay chân miệng cũng tăng nhanh. Riêng từ ngày 13 đến 19/6, toàn thành phố ghi nhận 135 ca mắc, rải rác ở các quận, huyện như Sóc Sơn, Mê Linh, Chương Mỹ, Đống Đa, Thanh Trì, Đông Anh, Ba Vì.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Hầu hết là bệnh nhân nhẹ, chưa ghi nhận trường hợp tử vong nhưng số ca mắc lớn hơn nhiều lần so với cùng kỳ năm 2021.
Chuyên gia lo ngại trẻ em mắc tay chân miệng nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể diễn biến nặng, để lại biến chứng nguy hiểm.
Theo Bộ Y tế, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra, do hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi.
Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa, nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh tay chân miệng có thể kéo dài 3 - 10 ngày với các triệu chứng điển hình như loét miệng, phát ban phỏng nước, sốt nhẹ, nôn, trẻ sốt cao và nôn nhiều có nguy cơ biến chứng.
Đa phần trẻ nhỏ mắc tay chân miệng đều ở thể nhẹ, tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Các bậc phụ huynh đang nuôi con nhỏ tuyệt đối không được chủ quan, khi phát hiện bệnh thì cần chủ động đưa con đi khám.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần được khám, điều trị và theo dõi sát để có thể kịp thời phát hiện các biểu hiện bệnh nặng.
Bệnh có thể biểu hiện thể nhẹ dưới dạng tổn thương da, niêm mạc, sốt nhẹ, mệt mỏi hoặc ở những thể nặng như tổn thương thần kinh với những biểu hiện như li bì, giật mình, yếu liệt chi.
Thậm chí rất nặng như tổn thương cơ quan hô hấp và tuần hoàn với biểu hiện khó thở, phù phổi cấp.
Nguy hiểm hơn, nếu chăm sóc điều trị tại nhà không đúng cách hoặc trường hợp trẻ sốt cao kéo dài và nôn nhiều thì sẽ có nguy cơ biến chứng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tử vong.
50% trẻ bị hội chứng MIS-C phải thở máy, lọc máu
PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong số 756 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị hậu Covid-19 tại bệnh viện có đến 283 bệnh nhân bị mắc Hội chứng suy đa cơ quan (MIS-C), trong số này 50% phải nằm hồi sức.
Các trẻ nhỏ này phải thở máy, lọc máu và làm ECMO. Hội chứng mắc suy đa cơ quan là tình trạng đáp ứng viêm quá lên của cơ thể khi phản ứng với các thành phần của virus.
Việc này ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan, trong đó có hệ thống tim mạch, hệ thống da, cơ, gan, thần kinh, thận… Đây là hội chứng rất nặng, ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.
PGS. Điển cho biết thêm, rất may mắn trong nhóm trẻ này, hầu hết đều được cứu sống được dựa trên phác đồ điều trị. Tuy nhiên, phác đồ điều trị này rất tốn kém. Ví dụ như phải dùng thuốc đường tĩnh mạch, chi phí lên tới mấy trăm triệu đồng.
Như vậy, nếu trẻ mắc Covid-19 thì không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe, tính mạng mà còn ảnh hưởng đến cả gánh nặng chi phí điều trị.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những bệnh nhân mắc MIS-C mức độ nặng cần phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ, hầu như đều là các trẻ chưa tiêm vắc-xin Covid-19.
“Nhiều báo cáo trên thế giới nói rằng tiêm vắc-xin Covid-19 không những có tác dụng giúp tránh bị MIS-C mà còn bảo vệ, làm giảm mức độ nặng khi trẻ bị MIS-C. Với trẻ từ 12-18 tuổi, theo nghiên cứu từ Hoa Kỳ cho thấy, ước tính hiệu quả của 2 liều vắc-xin Pfizer chống lại MIS-C là 91%.
Các chuyên gia y tế cho hay với nhóm trẻ từ 5-17 tuổi, theo nghiên cứu lớn tại Đan Mạch, khi tiêm vắc-xin sẽ bảo vệ trẻ tránh khỏi MIS-C khoảng 94%.
Điều này cho thấy, nếu cho trẻ đi tiêm phòng sẽ giảm được nguy cơ mắc MIS-C và nếu như có mắc MIS-C thì bệnh sẽ nhẹ đi.
Đây là bằng chứng khoa học rõ ràng, khuyến cáo nên đưa trẻ đi tiêm chủng để bảo vệ chính con mình, giảm bớt nguy cơ bệnh nặng cho trẻ sau khi mắc Covid-19.
Theo PGS.TS Trần Minh Điển, tỷ lệ mắc của trẻ em trong thời gian qua, từ lúc bắt đầu dịch đến nay, cũng tương đương với tỷ lệ mắc trên người lớn, tức là khoảng 20-25% trẻ em mắc Covid-19.
Với các ca bệnh khó, bệnh nặng chủ yếu liên quan đến bệnh mạn tính, bệnh nền. Đây là những yếu tố nguy cơ trên nhóm nguy cơ. Ngay tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện nay một ngày có khoảng 5 -7 trường hợp mắc hội chứng MIS-C.
Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, chúng ta đã qua đỉnh dịch 3 - 4 tháng, miễn dịch tự nhiên cũng suy giảm dần và những biến thể mới đang xuất hiện.
Những hoạt động xã hội thời gian qua, nhất là trong những tháng hè, các gia đình đưa con đến những khu nghỉ dưỡng và tham gia vào các hoạt động xã hội khác nên trẻ rất dễ mắc.
Và với tỷ lệ dễ mắc này, virus sẽ tìm đến nhóm nguy cơ như các cháu có bệnh nền hoặc là những bệnh suy giảm miễn dịch.

-
Chấn chỉnh nghiêm túc công tác quản lý, báo cáo số ca mắc Covid-19 -
Tin mới về y tế ngày 16/8: Đưa vắc-xin vi rút Rota, phế cầu, ung thư cổ tử cung, cúm mùa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng -
[Infographic] Chưa coi Covid-19 là bệnh lưu hành -
Khắc phục tình trạng thiếu thuốc điều trị bệnh lý tim mạch -
Tin mới về y tế ngày 15/8: Số ca Covid-19 nặng gia tăng; Nguy cơ thiếu thuốc chống đông máu trong phẫu thuật tim -
Tin mới về y tế ngày 14/8: Đề xuất nâng phụ cấp cho y, bác sĩ cơ sở -
Tin mới về y tế ngày 13/8: Hà Nội tăng cường thanh, kiểm tra thuốc giả; Tiến độ sản xuất vắc-xin Covid-19 của Việt Nam
-
1 Bộ Công thương đã trình lại Đề án Quy hoạch điện VIII
-
2 Chứng khoán VNDirect lo ngại về các khoản nợ trái phiếu 2.900 tỷ đồng của Kinh Bắc
-
3 Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội: Kích hoạt phương án dự phòng
-
4 Thống nhất vị trí xây cầu Mễ Sở vượt sông Hồng trên đường vành đai 4
-
5 Thiếu dòng tiền tự thân, khó tiếp cận tín dụng, doanh nghiêp nhỏ lo khó phục hồi
-
Nhà máy Đạm Cà Mau bảo dưỡng tổng thể năm 2022
-
Generali Việt Nam ra mắt bảo hiểm đầu tư giáo dục “VITA - Cho Con”
-
TD Group khởi công dự án Boutique Opera House tại Hải Phòng
-
Sắp diễn ra “Hội thảo tác động của COP26 đến chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh”
-
Mục tiêu chuyển dịch năng lượng hướng tới tăng trưởng xanh
-
Vinamilk 10 năm liền góp mặt trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết tốt nhất của Forbes Vietnam