Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 19 tháng 09 năm 2024,
Tin mới y tế ngày 11/8: Nguy hiểm thói quen ăn thịt tái sống
D.Ngân - 11/08/2024 08:50
 
Nữ bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng, xuất hiện sẩn ngứa, ban mày đay suốt 1 năm vì thói quen ăn món khoái khẩu này.

Thịt chua- thủ phạm gây bệnh giun sán

Nữ bệnh nhân Bùi Thị Huyền (58 tuổi, Hòa Bình) tới Phòng khám Đa khoa Medlatec Cầu Giấy khám trong tình trạng ngứa kèm ban mày đay nổi khắp toàn thân. Sau khi kiểm tra sức khỏe bất ngờ phát hiện nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo. Nguyên nhân nhiễm được xác định là thói quen ăn thịt chua - món ăn chế biến từ thịt lợn chưa được nấu chín.

Ảnh minh họa.

Gần 1 năm nay, cô Bùi Thị Huyền nổi sẩn ngứa, ban mày đay khắp toàn thân. Ban đầu, cô Huyền nghĩ đơn giản mình bị sẩn ngứa do dị ứng nên tự thực hiện một số biện pháp điều trị tại nhà như uống thuốc giảm ngứa, chườm ấm hoặc tắm lá cây…

Sau khi sử dụng các biện pháp này, tình trạng ngứa có thuyên giảm nhưng thường xuyên tái phát gây cảm giác khó chịu, lo lắng, ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Cô Huyền đã đi khám nhiều nơi và điều trị nhiều đợt với nhiều loại thuốc khác nhau nhưng tình trạng sẩn ngứa, ban mày đay vẫn tái đi tái lại nhiều lần. Sau đó, được người quen giới thiệu, cô H. tới Phòng khám Đa khoa Medlatec Cầu Giấy (tại 2/82 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) để kiểm tra sức khỏe, với hy vọng điều trị triệt để tình trạng mẩn ngứa.

Khai thác tiền sử, cô Huyền cho biết bản thân có thói quen ăn thịt chua nhiều năm nay. Sau khi thực hiện khám lâm sàng và làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sỹ, cô H. được chẩn đoán xác định mắc ban mày đay mạn tính do nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo.

Bệnh nhân được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú, tư vấn vệ sinh ăn uống, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp và hẹn lịch tái khám.

Trực tiếp thăm khám và điều trị trường hợp này, PGS-TS.Đỗ Ngọc Ánh, chuyên gia Ký sinh trùng, Hệ thống Y tế Medlatec, Giảng viên chuyên ngành Nấm y học, Vi - ký sinh trùng y học, Học viện Quân y khẳng định, việc điều trị các bệnh ký sinh trùng nói chung và ban mày đay mạn tính do giun đũa chó mèo nói riêng đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì và tuân thủ phác đồ được chỉ định. Bác sỹ không nên chỉ kê đơn thuốc mà còn cần tiến hành tư vấn để bệnh nhân có kiến thức về bệnh, an tâm và tuân thủ phác đồ điều trị.

Theo các chuyên gia, thịt chua là một món ăn truyền thống với nguyên liệu chủ yếu là thịt lợn tươi sống ướp trong thính gạo để lên men tự nhiên. Quá trình chế biến không trải qua bất kỳ công đoạn xử lý nhiệt nào. Đây là món ăn được nhiều người ưa thích, đặc biệt trong thời điểm mùa hè, không thể thiếu vắng món thịt chua trên bàn nhậu.

Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ món ăn khoái khẩu này là rất lớn. Tương tự như trường hợp của cô Huyền, tỷ lệ những người bị nhiễm ký sinh trùng do ăn phải thực phẩm không được chế biến chín như nem chua, tiết canh, các món gỏi... chiếm một phần không nhỏ.

PGS-TS.Đỗ Ngọc Ánh cho biết, triệu chứng lâm sàng khi nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo thường mờ nhạt, không đặc hiệu. Ở một số người có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi, dị ứng, sẩn ngứa, mày đay, đau nhức cơ, đau cơ, ậm ạch, đầy bụng, khó tiêu… Ấu trùng giun đũa chó mèo cũng có thể ký sinh, gây tổn thương ở gan, phổi, hệ thần kinh trung ương hay ở mắt.

“Do bệnh không có triệu chứng đặc hiệu nên dễ bị bỏ qua, vì vậy, những người xuất hiện các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa, sẩn ngứa, mày đay, các biểu hiện của gan, phổi, não hoặc có yếu tố nguy cơ cao thì nên đến cơ sở y tế thực được thăm khám, xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh”, chuyên gia khuyến cáo.

Trên thực tế, việc chẩn đoán các bệnh lý ký sinh trùng nói chung, bệnh do ấu trùng giun đũa chó mèo nói riêng còn gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Không phải trường hợp nào cũng xác định chính xác vị trí ký sinh của ấu trùng trong cơ thể. Việc chẩn đoán và điều trị đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và hiểu biết về đặc điểm sinh học của mầm bệnh.

Do đó, người dân cần tìm hiểu và lựa chọn các cơ sở y tế có uy tín, đáp ứng năng lực chuyên môn cũng như trang bị hệ thống trang thiết bị xét nghiệm hiện đại để được chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả bệnh lý này.

Ngoài ra, để phòng ngừa hiệu quả nguy cơ mắc bệnh lý ký sinh trùng, biện pháp quan trọng nhất là tuân thủ nguyên tắc vệ sinh trong ăn uống, thực hiện ăn chín, uống sôi.

Kinh nghiệm từ trường hợp ung thư dạ dày bị bỏ sót

Về trường hợp bệnh nhân Phạm Thị M. (1958, Vĩnh Phúc). Bà đau âm ỉ vùng thượng vị, đau cả khi đói và sau khi ăn gần 6 tháng nay trước khi đến khám ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội. Bà mất ngủ, sụt khoảng 3 kg.

Tháng 9/2023, bà đi nội soi tại một bệnh viện, có chẩn đoán viêm dạ dày sẹo loét hành tá tràng, H.Pylori dương tính. Bà được điều trị thuốc dạ dày có đỡ, khi dừng thuốc lại đau.

Tại Tâm Anh, kết quả nội soi dạ dày của bà M. cho thấy tổn thương loét sùi tại tâm vị (kích thước khoảng 5 cm) kèm viêm teo niêm mạc dạ dày mức độ nhẹ (C1).

Tổn thương thâm nhiễm lan đến bề mặt xung quanh, dễ chảy máu khi chạm vào. Có biến đổi rõ cấu trúc vi mạch máu và vi bề mặt. Trên Giải phẫu Bệnh, chẩn đoán người bệnh mắc ung thư biểu mô tuyến kém biệt hóa.

Thống kê cho thấy ở Việt Nam, tỷ lệ người bệnh được chẩn đoán ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn cao, khoảng 95% phát hiện bệnh ở giai đoạn tiến triển hoặc di căn. Lúc này người bệnh không còn khả năng phẫu thuật, hoặc phẫu thuật nhưng nguy cơ tái phát cao trong 5 năm.

Tỷ lệ sống sau 5 năm dưới 20%. Bác sỹ Vũ Trường Khanh, Khoa Tiêu hóa nhấn mạnh, người bệnh thường được phát hiện tình cờ ung thư dạ dày sớm khi nội soi sàng lọc trên 40 tuổi hoặc nội soi dạ dày do mắc bệnh lý tiêu hóa khác. Khi ung thư dạ dày có triệu chứng, bệnh thường đã ở giai đoạn tiến triển.

Ung thư dạ dày thường tiến triển theo quá trình, thường từ viêm teo niêm mạc dạ dày, dị sản ruột, loạn sản. Bệnh nhân M được nội soi dạ dày từ hớn 5 tháng trước nhưng không được phát hiện tổn thương, là một trong những trường hợp điển hình bị bỏ sót bệnh.

Theo bác sỹ Khanh, nguyên nhân cơ bản không nhìn thấy tổn thương ung thư thường do chuẩn bị trước soi không tốt, trong dạ dày còn thức ăn, chất nhầy, bọt… Kỹ thuật nội soi chưa đảm bảo khi bác sỹ chưa vững kiến thức về nhiễm H.Pylori trên nội soi, viêm teo, dị sản ruột; quan sát không theo trình tự, thời gian soi quá ngắn…

Sinh thiết không đúng vị trí, không đủ số mảnh sinh thiết; không kết nối bác sĩ lâm sàng với bác sĩ nội soi, bác sĩ giải phẫu bệnh… cũng là các nguyên nhân thường gặp dẫn tới bỏ sót tổn thương ác tính.

Vị bác sỹ cũng chia sẻ thêm về những dấu hiệu nhiễm H.Pylori trên nội soi như: Chấm đỏ, đỏ lan tỏa, nếp niêm mạc lớn, viêm hạt hang vị, dịch trắng sữa, polyp tăng sản, dị sản ruột, viêm teo… Cách phân biệt dạ dày nhiễm H.Pylori và các bệnh lý dạ dày thông thường khác…

Bác sĩ Khanh đưa ra kết luận, để tránh bỏ sót tổn thương như trường hợp của bà M, cơ sở y tế, bác sỹ cần chuẩn bị sạch dạ dày trước nội soi (nhịn ăn trước đó 6 - 8 giờ hoặc nhịn ăn qua đêm, uống thuốc tan bọt và nhầy trước khi soi 15 - 20 phút); bác sỹ nội soi tiêu hóa cần có kiến thức về bệnh học ung thư dạ dày để lưu ý các dấu hiệu nguy cơ trên nội soi, quan sát mọi vị trí, theo trình tự; phối hợp tốt giữa bác sỹ lâm sàng - bác sỹ nội soi và bác sỹ giải phẫu bệnh.

Những người có nguy cơ cao: trên 40 tuổi, béo phì, tiền sử gia đình có bố mẹ hoặc anh em ruột mắc ung thư dạ dày, thường xuyên hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia… nên nội soi tầm soát định kỳ.

Phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm, tế bào ác tính chưa vượt qua lớp hạ niêm mạc có thể điều trị khỏi hoàn toàn mà không phải cắt dạ dày, không phải điều trị hóa chất, nguy cơ tái phát thấp, tiên lượng sống thêm 5 năm khoảng 90%.

Cứu sống bệnh nhân bị rắn cạp nong cắn

23h đêm ngày 9/8/2024, Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức - Cấp cứu và Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn tiếp nhận bệnh nhân Lý Đăng T. (62 tuổi) thường trú tại Xã Quan Lạn huyện Vân Đồn nhập viện trong tình trạng chảy máu cổ chân phải do rắn cắn.

Được biết, trong đêm 9/8/2024, khi ra thăm ruộng thì bệnh nhân Lý Đăng T. (62 tuổi) bị rắn (TD rắn cạp nong) quấn vào cổ chân phải, sau đó thấy máu chảy ra ở cổ chân phải.

Bệnh nhân được gia đình chuyển ngay vào Phòng khám Đa khoa KV Quan Lạn khám. Tại Phòng cấp cứu, Bệnh nhân được xử trí cấp cứu truyền dịch, tiêm SAT, tiêm khám viêm… các bác sỹ nhận định bệnh nhân có thể diễn biến nặng, cơ nguy cơ cao lập tức gọi đầu cầu Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn xin hội chẩn để chuyển bệnh nhân lên Trung tâm điều trị ngay.

Ngay sau khi tiếp nhận được thông tin trong đêm, Kíp cấp cứu thuộc Khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn cử tổ cấp cứu đón bệnh nhân về điều trị.

Sau khoảng hơn 2h chạy xuồng liên tục trong đêm, tầm 1h30 phút sáng ngày 10/8/2024 Kíp cấp cứu đã đón được bệnh nhân về Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức - Cấp cứu và Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn điều trị.

Tại đây, bệnh nhận lập tức được các y bác sỹ khám và xử trí rửa vết thương, truyền dịch, giảm đau, chống viêm, và làm các xét nghiệm cơ bản để đánh giá toàn trạng cho bệnh nhân.

Sau 1 ngày theo dõi, chăm sóc và điều trị sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định. Dự kiến sang tuần bệnh nhân có thể được xuất viện.

BSCKI Nguyễn Khắc Mạnh, Trưởng khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức - Cấp cứu và Chống độc cho biết, trường hợp bệnh nhân Lý Đăng T. (62 tuổi) rất may được đưa đến viện sớm để xử trí vết thương do rắn độc cắn kịp thời nên có thể hồi phục hoàn toàn, không không ảnh hưởng đến tính mạng.

Ngược lại, người bệnh có thể tử vong nhanh do tình trạng liệt cơ hô hấp hoặc để lại di chứng liệt và hôn mê vĩnh viễn do não thiếu oxy kéo dài. Do đó, khi bị rắn cắn hoặc gặp trường hợp bị rắn cắn, người dân cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu, điều trị kịp thời, tránh tổn thất đến tính mạng.

Bác sỹ khuyến cáo đề phòng rắn cắn cần biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp.

Đi ủng, dày cao cổ và quần dài, đặc biệt khi đi trongđêm tối, đội thêm mũ rộng vành nếu đi trong rừng hoặcđi ở khu vực nhiều cây cỏ. Càng tránh xa rắn thì càng tốt, đầu rắn đã chết vẫn cóthể cắn người. Không bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép rắntrong khu vực khép kín.

Không sống ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thíchđến như các đống gạch vụn, đống đỏ nát, đống rác, nơinuôi các động vật của gia đình.

Để tránh bị rắn biển cắn, người dân không nên bắt rắnở trong lưới hoặc dây câu. Dùng đèn nếu ở trong bóng tối hoặc vào ban đêm.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư