
-
Tin mới y tế ngày 19/2: Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị cúm Tamiflu ở trẻ em
-
Chăm sóc da chuẩn khoa học: Một xu hướng tất yếu cho phụ nữ Việt
-
Tai biến thẩm mỹ gia tăng đáng báo động
-
Nhiều hệ lụy vì “kiêng” khám bệnh sau Tết
-
Hà Nội triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi -
Hà Nội đề xuất hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho một số nhóm đối tượng
Thành công này là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn cao, khả năng xử trí nhanh chóng và sự phối hợp đồng bộ tại một cơ sở y tế đầu ngành trong lĩnh vực sản khoa.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương tạo kỳ tích cứu sống sản phụ
Sản phụ may mắn được cứu sống là chị L.T.K.N (34 tuổi, phường Long An, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Trước đó, chị được chẩn đoán mang thai lần 3, thai 38 tuần, có biến chứng rau tiền đạo trung tâm, rau cài răng lược trên nền tăng huyết áp thai kỳ và tiền sử mổ lấy thai. Ca mổ được tiến hành khi sản phụ đang trong tình trạng nguy kịch.
![]() |
Lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Trung ương thăm vả chúc mừng sản phụ. |
Khi thăm và động viên sản phụ trước khi xuất viện, TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, gửi lời chúc sức khỏe đến sản phụ và em bé.
Ông cũng bày tỏ niềm tự hào về đội ngũ y bác sỹ tài năng của bệnh viện, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản khoa, tôi hiểu rằng tắc mạch ối là một biến chứng hiếm gặp, nhưng tỉ lệ tử vong lại rất cao, có thể lên đến 85%, và thường không có dấu hiệu báo trước.
Vào sáng 4/2, chị N. được đưa lên phòng mổ và ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ ban đầu. Bé trai nặng 4,3 kg chào đời an toàn. Tuy nhiên, ngay sau khi bé được sinh ra, sản phụ bất ngờ rơi vào tình trạng nguy kịch do tắc mạch ối.
GS-TS.Bạch Minh Thu, phụ trách khoa Phẫu thuật, Gây mê Hồi sức Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, khi tình trạng chị N. chuyển biến xấu, sản phụ đột ngột tím tái, huyết áp tụt nhanh, dẫn đến ngừng tuần hoàn. Các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân ngừng tim và lập tức tiến hành các biện pháp cấp cứu.
"Chúng tôi không thể đầu hàng khi còn cơ hội cứu sống bệnh nhân", bác sỹ Thu chia sẻ. Đội ngũ y bác sỹ đã kích hoạt báo động đỏ toàn viện, huy động tất cả nhân lực và chuyên gia giỏi nhất vào cuộc.
Trong suốt hơn 30 phút căng thẳng, các bác sỹ đã thực hiện ép tim ngoài lồng ngực liên tục, thông khí kiểm soát với oxy 100%, sử dụng thuốc trợ tim và truyền máu khẩn cấp. Sau 20 phút, nhịp tim của bệnh nhân bắt đầu trở lại.
Cuộc chiến giành lại sự sống cho sản phụ kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, với sự tham gia của toàn bộ ekip cấp cứu. Sau khi tim đập trở lại, bệnh nhân vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề như rối loạn đông máu, suy giảm chức năng các tạng và lo ngại tổn thương não do ngừng tim kéo dài.
Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các bác sỹ, sản phụ dần tỉnh lại và các vấn đề được kiểm soát. ThS.BS Trịnh Xuân Khánh - Đơn vị chống đau của bệnh viện cho biết, đây thực sự là một kỳ diệu khi sản phụ hồi phục sau tình trạng ngừng tim kéo dài.
TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh nhấn mạnh, thành công của ca cấp cứu này không chỉ là một kỳ tích y khoa mà còn là minh chứng cho sự chuyên nghiệp, bản lĩnh và trách nhiệm cao của đội ngũ bác sỹ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đây là kết quả của sự phối hợp hoàn hảo và chuyên môn cao của toàn bộ ekip y bác sỹ.
Ông cũng khẳng định rằng Bệnh viện Phụ sản Trung ương luôn là nơi tiếp nhận và điều trị những ca bệnh sản khoa khó, đồng thời là tuyến đầu trong công tác thăm khám, điều trị và cấp cứu sản khoa tại Việt Nam. "Thành công của ca bệnh này là minh chứng rõ ràng cho sự phát triển vượt bậc của nền y học nước nhà," GS.Ánh tự hào nói.
Cứu bệnh nhân bị thủng ruột vì hạt táo đỏ
Mới đây, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các bác sỹ đã cấp cứu thành công một người bệnh bị thủng ruột non do dị vật sắc nhọn. Người bệnh N.T.K, 37 tuổi, ở Thái Nguyên, nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng ổ bụng toàn thể, hay còn gọi là viêm phúc mạc toàn thể do nuốt dị vật là hạt táo đỏ.
Bác sỹ chuyên khoa II Lê Nhật Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng-Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, trước khi vào viện một ngày, người bệnh xuất hiện đau bụng vùng thượng vị, sau đó cơn đau lan dần xuống vùng hố chậu phải. Triệu chứng này rất giống với viêm ruột thừa cấp.
Người bệnh được đưa vào một bệnh viện tại Thái Nguyên và chụp CT, kết quả nghi ngờ có hoại tử ruột. Ngay lập tức, người bệnh được chuyển xuống Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Người bệnh vào viện trong tình trạng nhiễm trùng toàn thân, đau khắp bụng. Sau khi hội chẩn, các bác sỹ xác định đây là tình trạng viêm phúc mạc toàn thể (nhiễm trùng toàn bộ ổ bụng), người bệnh có chỉ định phải mổ cấp cứu.
Người bệnh được phẫu thuật nội soi ổ bụng, qua nội soi thấy khắp ổ bụng là dịch đục và giả mạc, ruột thừa không có dấu hiệu viêm, quai ruột non chỗ tiếp giáp ruột non và ruột già viêm nề và dính chặt với nhau.
Người bệnh được hút rửa sạch toàn bộ ổ bụng, khi tiến hành phẫu thuật mở rộng để kiểm tra tổn thương đoạn cuối ruột non, các bác sỹ phát hiện một lỗ thủng trên thành ruột, tại đây có một dị vật sắc nhọn chọc ra ngoài. Sau khi lấy dị vật ra, xác định đó là một hạt táo đỏ khô – loại thực phẩm quen thuộc với nhiều người.
Người bệnh sau đó được xử lý khâu lỗ thủng ruột non, rửa sạch ổ bụng. Sau 8 giờ, người bệnh tỉnh táo, được chuyển về phòng điều trị và hồi phục tốt.
Theo lời người bệnh, trước đó chị K có ăn yến chưng cùng táo đỏ và vô tình nuốt luôn hạt. Đây là tình huống rất phổ biến, khi nhiều người không để ý đến khi nuốt phải dị vật sắc nhọn; do không bị hóc hay bị nghẹn, người bệnh thường chủ quan cho rằng dị vật sẽ được đào thải ra ngoài.
Các bác sỹ khuyến cáo, những dị vật nhọn như hạt táo, tăm, xương cá, xương gà… có thể gây tổn thương đường tiêu hóa, đặc biệt là đoạn cuối hồi tràng - nơi ruột non nối với ruột già. Nếu không phát hiện sớm, có thể dẫn đến thủng ruột, viêm phúc mạc, nhiễm trùng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng.
Trong trường hợp nuốt phải dị vật sắc nhọn, người bệnh không nên chủ quan cho rằng dị vật sẽ dễ dàng được đào thải ra ngoài. Người bệnh cần đến cơ sở y tế trong vòng 4-6 giờ đầu để được nội soi dạ dày gắp dị vật ra ngoài, tránh biến chứng thủng ruột.
Đặc biệt, với người lớn tuổi hoặc những bệnh nhân có sức khỏe yếu, tình trạng nhiễm trùng ổ bụng có thể diễn biến nghiêm trọng hơn, dễ dẫn đến sốc nhiễm trùng, nhiễm độc và tử vong.
Để phòng tránh tình trạng này, mọi người nên tập thói quen ăn uống chậm rãi, nhai kỹ, đặc biệt cẩn thận khi ăn những thực phẩm có hạt cứng hoặc xương, không ngậm lâu trong miệng. Nếu đã nuốt phải dị vật, đặc biệt các dị vật sắc nhọn, cần nhanh chóng đi tới cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Vỡ tĩnh mạch thực quản, biến chứng nặng nề của xơ gan
Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản là một trong những biến chứng nặng nề của xơ gan, có thể gây xuất huyết tiêu hóa và là nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân.
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Medlatec đã thực hiện thành công phương pháp thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản, điều trị biến chứng cho một bệnh nhân xơ gan. Đây là một ca bệnh điển hình cho thấy sự nguy hiểm của giãn tĩnh mạch thực quản và tầm quan trọng của việc can thiệp kịp thời.
Bệnh nhân N.V.T (40 tuổi, Hưng Yên) mắc viêm gan B mạn tính suốt 10 năm qua và được quản lý điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec. Sáu tháng trước, ông được chẩn đoán mắc xơ gan. Gần đây, ông bắt đầu có các triệu chứng mệt mỏi, vàng da tăng dần và quyết định đến Medlatec thăm khám.
Tại bệnh viện, các chỉ số xét nghiệm chức năng gan của bệnh nhân tăng cao. Siêu âm ổ bụng cho thấy hình ảnh gan thoái hóa mỡ độ I, túi mật tăng kích thước, lách to. Nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng phát hiện đoạn 1/3 dưới thực quản có búi giãn tĩnh mạch thực quản độ II, không có dấu đỏ, và trào ngược dạ dày - thực quản độ A, tất cả đều là biểu hiện của hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Nhận thấy tình trạng nguy hiểm, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Medlatec đã đánh giá nguy cơ vỡ tĩnh mạch thực quản và xuất huyết tiêu hóa, điều này có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Ngay lập tức, các bác sỹ đã tiến hành thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản bằng một vòng cao su qua phương pháp nội soi. Sau can thiệp, bệnh nhân ổn định, ăn uống tốt và được kê đơn điều trị ngoại trú, ra viện trong ngày.
Ở bệnh nhân xơ gan, các tế bào gan bị xơ cứng gây cản trở dòng máu lưu thông qua gan, làm tăng áp lực tại các tĩnh mạch cửa và dẫn đến sự thay đổi dòng chảy của hệ thống tĩnh mạch cửa. Hậu quả là các tĩnh mạch thực quản và dạ dày có thể phình giãn. Nếu chúng phình quá mức, có thể gây vỡ tĩnh mạch và dẫn đến xuất huyết nghiêm trọng.
ThS.BSNT Lưu Tuấn Thành, Trưởng Chuyên khoa Tiêu hóa của Hệ thống Y tế Medlatec, cho biết bệnh nhân vỡ tĩnh mạch thực quản thường có các dấu hiệu sau: nôn ra một lượng máu đáng kể, phân có màu đen, thường xuyên cảm thấy choáng váng, hoặc trong những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể mất ý thức.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có các triệu chứng của xơ gan như vàng da, vàng mắt, dễ bầm tím, chảy máu. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân xơ gan, và là biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.
Khi bệnh nhân gặp phải tình trạng này, bác sỹ sẽ chỉ định cấp cứu và kiểm soát tình trạng xuất huyết kịp thời. Sau khi tình trạng chảy máu đã ổn định, bệnh nhân cần được can thiệp sớm bằng kỹ thuật thắt tĩnh mạch thực quản để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Thắt tĩnh mạch thực quản sớm bằng nội soi là phương pháp hiệu quả để ngăn chặn sự tiến triển của búi giãn, tránh vỡ tĩnh mạch.
Phương pháp này được chỉ định khi bệnh nhân có các triệu chứng như nôn ra máu, phân đen, có dấu hiệu mất máu do xuất huyết như huyết áp giảm, nhịp tim tăng, giảm huyết sắc tố và số lượng hồng cầu. Thêm vào đó, kỹ thuật này còn được áp dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ cao, như búi giãn tĩnh mạch thực quản to, có dấu đỏ, hay xơ gan nặng.
Phương pháp thắt tĩnh mạch thực quản có kỹ thuật đơn giản và không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp. Thực hiện nhanh chóng trong khoảng thời gian 3-5 phút. Hiệu quả của phương pháp này rất cao, giúp dự phòng và điều trị xuất huyết tiêu hóa do vỡ hoặc giãn tĩnh mạch thực quản.
Đây là phương pháp được chỉ định cho bệnh nhân nặng. Nếu không thực hiện đúng kỹ thuật, có thể gây biến chứng nghiêm trọng như chảy máu hoặc xé rách thực quản.
Mặc dù phương pháp thắt tĩnh mạch thực quản là một kỹ thuật đơn giản, nhưng đòi hỏi bác sỹ thực hiện phải có tay nghề cao và thực hiện đúng kỹ thuật. Vì vậy, bác sỹ khuyến cáo bệnh nhân nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm trong điều trị chuyên khoa Tiêu hóa để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.

-
Từ ngày 18/2: Nhận và trả kết quả hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực an toàn thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 18/2: Số ca mắc tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm gia tăng tại Hà Nội -
Tai biến thẩm mỹ gia tăng đáng báo động -
Nhiều hệ lụy vì “kiêng” khám bệnh sau Tết -
Hà Nội triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi -
Hà Nội đề xuất hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho một số nhóm đối tượng -
Tháo gỡ khó khăn cho dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
-
ESG - Xu hướng không thể đảo ngược và doanh nghiệp Việt không thể đứng ngoài cuộc chơi
-
Japfa Việt Nam chia sẻ chiến lược đồng hành cùng khách hàng trong năm 2025
-
Techcombank tiếp tục hành trình xây dựng nền tảng tài chính sớm cho thế hệ tiếp nối vượt trội
-
Hoàn tiền lên tới 40% cho chủ thẻ BIDV Business
-
Bắc Ninh - Điểm sáng mới trên bản đồ đầu tư bất động sản phía Bắc
-
SJ Group trồng mới hơn 7.000 cây xanh tại Khu đô thị Nam An Khánh