-
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Dấu hiệu của bệnh tim mạch nguy hiểm
Sức khỏe bà Hoàn, quận Phú Nhuận TP.HCM trước nay không có dấu hiệu bất thường nên bà không đi khám định kỳ. Một ngày cuối tháng 1, bà đang ngồi ở nhà thì đột ngột khó thở dữ dội, choáng váng, vã mồ hôi. Bà được đưa đến Bệnh viện Tâm Anh cấp cứu.
Ngày 6/2, BS.CKI Lê Văn Tuyến, Trung tâm can thiệp mạch cho biết, bệnh nhân đến viện trong trạng thái huyết áp tụt kèm khó thở dữ dội, các bác sĩ nhanh chóng sử dụng thuốc vận mạch để nâng huyết áp cho bà.
Ảnh minh họa. |
Ngoài ra, siêu âm tim phát hiện bà bị suy tim nặng, chức năng co bóp thất trái - EF chỉ còn 10 - 15%. Điều này chứng tỏ bà Hoàn đã mắc bệnh lý tim mạch từ lâu mà không được phát hiện và điều trị, bệnh tiến triển âm thầm gây biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim.
Nghi ngờ nguyên nhân gây nên tình trạng này là do bệnh mạch vành, bác sĩ chỉ định chụp mạch vành cho bệnh nhân.
Kết quả xác định hẹp khít lỗ xuất phát động mạch vành trái, khiến mạch máu tim mỏng dính như sợi chỉ trên phim chụp mạch vành. “Bệnh nhân trong trạng thái rất nguy kịch: huyết áp không ổn định, tim co bóp thoi thóp”, bác sĩ Tuyến chia sẻ.
BS.CKII Huỳnh Ngọc Long, Giám đốc Trung tâm Can thiệp Mạch, ví thành công này như “bàn thắng phút 89” bởi bệnh nhân được đưa tới viện quá muộn, các nhánh mạch máu chính nuôi tim đã tắc gần hết, dọa ngưng tim.
Các bác sĩ phải rút ngắn tối đa thời gian can thiệp, tìm kỹ thuật phù hợp để “ghi bàn” phút chót. Một stent kích thước 3.5 mm được đặt vào mạch vành trái, khơi thông dòng máu nuôi tim và giúp bệnh nhân vượt qua cửa tử.
Sau thủ thuật, bà Hoàn hết khó thở, sức khỏe ổn định, chức năng co bóp cơ tim cải thiện rõ rệt (EF đạt 35% vào ngày thứ hai sau can thiệp và tăng dần sau đó. Bà được xuất viện 5 ngày sau đó.
Bác sĩ Long thông tin, bệnh mạch vành xảy ra khi các mạch máu chính cung cấp máu cho tim bị hẹp hoặc tắc nghẽn do mảng xơ vữa. Khác với hội chứng động mạch vành cấp (mạch vành bị tắc nghẽn cấp tính do mảng xơ vữa bị nứt vỡ hoặc do huyết khối), bệnh mạch vành mạn thường xảy ra âm thầm và tiến triển trong nhiều thập kỷ.
Đến khi mạch máu hẹp nặng hoặc tắc hoàn toàn, bệnh nhân mới xuất hiện triệu chứng khó thở, tim đập nhập đổ mồ hôi, mệt mỏi… Lúc này bệnh đã tiến triển nặng, gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí đột tử.
Để phòng tránh bệnh mạch vành, mỗi người (kể cả các bạn ở độ tuổi 20 – 30), đặc biệt người có bố mắc bệnh này và tử vong khi dưới 65 tuổi, mẹ dưới 60 tuổi cần tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, tránh thừa cân – béo phì, tập thể dục đều đặn, có kế hoạch khám sức khỏe tim mạch 6 tháng/lần để tầm soát sớm.
Uống thuốc cam không rõ nguồn gốc, bệnh nhi ngộ độc chì nặng
Bệnh nhi T.M. (9 tuổi, Hà Tĩnh) được chẩn đoán động kinh từ lúc 6 tuổi. Thời gian gần đây, tần suất co giật của trẻ tăng lên, gia đình đã tự mua thuốc không rõ nguồn gốc về cho trẻ uống.
Sau khoảng 2 tuần, trẻ co giật nhiều hơn kèm nôn, đau đầu, lơ mơ nên được đưa vào bệnh viện huyện, rồi chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
Qua thăm khám lâm sàng, kết hợp hỏi bệnh sử, các bác sĩ nghi ngờ trẻ bị ngộ độc chì và cho làm xét nghiệm định lượng chì trong máu.
Kết quả cho thấy T.M. bị ngộ độc chì nặng, có tổn thương não. Nồng độ chì trong máu của trẻ là 91 µg/dL (ngưỡng được chấp nhận là dưới 10 µg/dL).
Bệnh nhi nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ nhập viện trong tình trạng lơ mơ, co giật nhiều và kéo dài, giảm tri giác. Các bác sĩ đã lập tức hồi sức tích cực để đảm bảo chức năng sinh tồn cho trẻ như thở oxy, thở máy, bảo đảm huyết động, điều trị tăng áp lực nội sọ, dùng thuốc thải chì máu,…
Tuy nhiên, sau 1 ngày điều trị, tình trạng tri giác của bệnh nhi xấu dần, tăng áp lực nội sọ nặng, đe dọa đến các chức năng sống và bệnh nhi rơi vào tình trạng mất não.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ, đây là một ca ngộ độc rất đáng tiếc vì sự thiếu hiểu biết của gia đình khi không tuân thủ hướng dẫn điều trị bệnh động kinh của các bác sĩ chuyên khoa, không cho trẻ uống thuốc đều đặn và đi tái khám theo lịch mà lại tự ý dùng thuốc không rõ nguồn gốc để chữa bệnh.
Qua đây, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo tới các bậc phụ huynh khi mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về nguy cơ ngộ độc chì trong thuốc cam không rõ nguồn gốc trong thời gian qua và thực tế cũng đã có nhiều trường hợp trẻ nhiễm độc chì để lại di chứng nặng nề.
Một số cha mẹ vẫn quá tin tưởng vào loại thần dược này sẽ giúp chữa được nhiều bệnh về da, răng miệng, suy dinh dưỡng hay tăng đề kháng,… Đây là những sai lầm có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ em.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tân Hùng cho hay, chì là chất rất độc hại cho sức khỏe, gây tổn thương nhiều cơ quan như thần kinh, xương, hệ huyết học, máu, gan, thận, hệ tiêu hóa, tim mạch. Khi vào cơ thể, chì có thể tích lũy lâu trong nội tạng, đặc biệt là xương và phải mất hàng chục năm mới có thể thải trừ ra ngoài.
Theo bác sĩ, chì đặc biệt nguy hại với trẻ nhỏ do chúng tích lũy trong xương lâu dài khiến trẻ còi cọc, chậm phát triển thể chất. Kim loại này còn gây thiếu máu, có trường hợp tổn thương não không hồi phục dẫn tới các di chứng nặng nề như chậm phát triển trí tuệ, co giật. Nồng độ chì trong máu lớn hơn 70 µg/dL là ngộ độc chì mức độ nặng với tỷ lệ tử vong trên 65% nếu có tổn thương thần kinh trung ương.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc chì như tiếp xúc với môi trường ô nhiễm từ các khu công nghiệp, nguồn nước nhiễm chì, sơn tường, xăng dầu nhiễm chì, pin, đồ chơi bằng nhựa có sơn chì, đồ hộp đựng thức ăn có hàn chì,…
Đặc biệt, dùng các loại thuốc nam được dân gian gọi là thuốc cam không rõ nguồn gốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất gây ngộ độc chì ở trẻ em.
Bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh hãy thật tỉnh táo và tin tưởng vào các phương pháp điều trị đã được y học chứng minh. Không nên nghe, làm theo những phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng, tự ý dùng các loại thuốc, nhất là thuốc cam, thuốc nam không rõ nguồn gốc, không có giấy phép lưu hành. Đối với các bệnh nhi có bệnh mạn tính phải tuân thủ điều trị cũng như tái khám theo đúng hẹn tại cơ sở y tế uy tín.
Cha mẹ cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ như thường xuyên rửa tay, cắt móng tay, hướng dẫn trẻ không đưa tay và mọi vật lên miệng; vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế để trẻ tiếp xúc với đồ chơi không đảm bảo chất lượng có thể nhiễm chì và các kim loại nặng khác.
Trẻ bị nhiễm độc chì thường có những biểu hiện rất đa dạng từ cấp tính đến mạn tính, không điển hình. Về thần kinh, các biểu hiện cấp tính gồm: kích thích, co giật, lơ mơ, hôn mê, liệt.
Các biểu hiện lâu dài, không điển hình là trẻ chậm phát triển nhận thức, tinh thần, giảm khả năng nghe, mất các kỹ năng học tập, thay đổi thái độ hành vi, mệt mỏi.
Về tiêu hóa, trẻ có biểu hiện nôn, đau bụng, chán ăn. Trẻ da xanh xao, cơ thể gầy yếu do thiếu máu.
Ngoài các triệu chứng rõ rệt như trên, trẻ nhiễm độc chì còn có rất nhiều biểu hiện kín đáo, chỉ có thể phát hiện bằng các xét nghiệm định lượng chì trong máu.
-
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam -
Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻ -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Hà Nội sẽ xây dựng 5 tổ hợp y tế chất lượng cao -
Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up