
-
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu chủ động ứng phó dịch Covid-19
-
Bộ Y tế mạnh tay chấn chỉnh thuốc cổ truyền không rõ nguồn gốc
-
Thỏa thuận toàn cầu về đại dịch
-
Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả các bệnh viện
-
Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc các loại kem chống nắng, kiểm tra chỉ số SPF -
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin quảng cáo sữa Milo liên quan Viện Dinh dưỡng
Nguy cơ mất chân vì khớp giả bẩm sinh
Theo TS.BS Chế Đình Nghĩa, Phó khoa Chấn thương Chỉnh hình, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho hay, bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng sưng đau, có mủ tại vết mổ cũ, viêm xương nặng ở cẳng chân phải.
Hình ảnh X-quang cho thấy bé mắc khớp giả đầu dưới xương chày và xương mác, một dị tật bẩm sinh hiếm gặp, khiến chân biến dạng và xương không thể liền lại bình thường.
![]() |
Các bác sỹ đang thực hiện ca ghép xương cho bệnh nhi. |
“Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ cắt cụt chi là rất cao do nhiễm trùng lan rộng, phá hủy xương và mô xung quanh, dẫn đến biến dạng nặng nề”, bác sỹ Nghĩa cho biết.
Ngay sau khi nhập viện, bé được hội chẩn đa chuyên khoa gồm Chấn thương Chỉnh hình, Nhi khoa, Gây mê hồi sức, Dinh dưỡng và Phục hồi chức năng để lên kế hoạch điều trị toàn diện. Phác đồ chia thành hai giai đoạn với hai ca phẫu thuật lớn.
Giai đoạn 1, các bác sỹ loại bỏ hoàn toàn phần xương viêm nhiễm, làm sạch mô hoại tử và đặt xi măng kháng sinh vào vùng khuyết xương để kiểm soát nhiễm trùng.
Theo ThS.BS Nguyễn Trọng Quỳnh, Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, phương pháp này giúp giải phóng kháng sinh tại chỗ với nồng độ cao, giảm tác dụng phụ so với điều trị kháng sinh toàn thân, đồng thời bảo vệ phần mô lành và chuẩn bị nền tốt cho ghép xương sau này.
Sau mổ, bé được chăm sóc dinh dưỡng tích cực, theo dõi sát các chỉ số nhiễm trùng. Sau 4 tháng, khi tình trạng nhiễm trùng đã được kiểm soát và thể trạng ổn định, bé bước vào giai đoạn điều trị thứ hai.
Giai đoạn 2, TS.Chế Đình Nghĩa cùng ê-kíp thực hiện vi phẫu ghép xương mác có mạch máu nuôi từ chân lành sang chân bị tổn thương.
Đây là kỹ thuật vi phẫu tinh vi, đòi hỏi nối chính xác từng mạch máu nhỏ dưới kính hiển vi để đảm bảo đoạn xương ghép được cấp máu liên tục, từ đó sống và phát triển như xương tự nhiên.
Khác với phương pháp ghép xương thông thường – sử dụng xương không có mạch máu – kỹ thuật này mang lại hiệu quả cao hơn, đặc biệt ở trẻ em, khi xương đang trong giai đoạn phát triển mạnh.
Trước mổ, bé được chụp mạch máu bằng máy CT Force VB30 đa lát cắt – thiết bị hiện đại cho phép dựng hình 3D mạch máu độ phân giải cao, giúp bác sỹ xác định chính xác vị trí và hướng đi của các mạch, từ đó lên kế hoạch nối mạch tối ưu, giảm thiểu nguy cơ tắc mạch sau mổ.
“Thách thức lớn nhất là thể trạng của bé rất yếu, từng phẫu thuật thất bại, mô sẹo và nguy cơ tắc mạch cao. Việc đảm bảo dòng máu nuôi sống đoạn xương ghép là yếu tố sống còn của ca mổ”, bác sỹ Nghĩa chia sẻ.
Ca phẫu thuật kéo dài 12 tiếng đã thành công. Vết mổ khô, không nhiễm trùng, bé hồi phục tốt, ăn uống và tinh thần ổn định. Đoạn xương ghép đang phát triển dần, thay thế cho phần xương bị mất.
Hiện bé đang tham gia chương trình phục hồi chức năng cá nhân hóa nhằm tăng khả năng chịu lực cho chân, thích nghi với xương ghép mới và tránh biến dạng hoặc lệch trục chi. Bé cũng sẽ được theo dõi định kỳ để đánh giá tốc độ liền xương và phát triển cân đối của hai chân.
Dự kiến trong 6-9 tháng tới, bé có thể đi lại bình thường và trở lại cuộc sống năng động của một đứa trẻ khỏe mạnh.
Theo bác sỹ Nghĩa, khớp giả bẩm sinh (Congenital Pseudarthrosis of the Tibia-CPT) là một bệnh lý hiếm gặp với tỉ lệ khoảng 1/250.000 trẻ. Bệnh thường biểu hiện từ rất sớm, khi trẻ bắt đầu tập đi với các dấu hiệu như chân cong, đi khập khiễng, chân ngắn bên dài, dễ gãy xương không rõ nguyên nhân.
“Phát hiện sớm là yếu tố quan trọng để lên kế hoạch điều trị phù hợp, tránh các biến chứng nặng nề và nguy cơ mất chi. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về dáng đi hay biến dạng chân, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình để được khám và điều trị kịp thời”, bác sỹ khuyến cáo.
Phẫu thuật thành công ca ung thư tuyến giáp hiếm gặp ở trẻ nhỏ
Tưởng chỉ là những cơn sốt thông thường kéo dài, gia đình bé trai 8 tuổi không ngờ con mình đang mang trong người căn bệnh ung thư tuyến giáp đã di căn hạch cổ. Nhờ phát hiện kịp thời và phẫu thuật can thiệp sớm, các bác sỹ tại viện đã cứu được tính mạng và bảo toàn giọng nói, thể trạng cho bé.
Bé H.T.M. (8 tuổi, ngụ Bình Dương) suốt 3 tháng liên tục bị sốt âm ỉ từ 38 - 39 độ C, kèm đau họng, biếng ăn, cơ thể mệt mỏi. Dù đã khám và điều trị ở nhiều nơi, bé chỉ đỡ được vài ngày rồi sốt trở lại. Việc học hành sa sút, tinh thần suy giảm, khiến gia đình vô cùng lo lắng.
Tại Bệnh viện, ThS.BS.CKII Đoàn Minh Trông, Khoa Ngoại Vú - Đầu Mặt Cổ, khi thăm khám đã phát hiện vùng cổ bé xuất hiện hạch lớn. Sinh thiết sau đó xác định bé mắc ung thư tuyến giáp thể biệt hoá, tế bào ác tính đã di căn sâu vào nhóm hạch cổ số VI và lan rộng sang hai bên cổ.
“Mỗi lần bé sốt, tôi chỉ nghĩ là cảm thông thường, không ngờ lại là ung thư”, chị H. (41 tuổi, mẹ bé M.) chia sẻ trong nghẹn ngào.
Bác sỹ Trông chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo hạch cổ - một cuộc mổ phức tạp do tuyến giáp của bé rất nhỏ, các dây thần kinh hồi thanh quản, tuyến cận giáp mỏng và bám chặt vào mô xung quanh. Chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng, tổn thương dây thần kinh gây khàn hoặc mất giọng vĩnh viễn.
Sau 6 giờ phẫu thuật tỉ mỉ với sự hỗ trợ của dao siêu âm, toàn bộ khối u tuyến giáp và các hạch di căn đã được bóc tách triệt để. Điều đáng mừng, sau mổ bé M. nói chuyện bình thường, không bị khàn tiếng hay tê tay – các biến chứng thường gặp của loại phẫu thuật này.
Bé tiếp tục được điều trị bằng iod phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và dùng thuốc nội tiết ức chế hormone TSH nhằm ngăn ngừa tái phát.
Theo thống kê của tổ chức GLOBOCAN 2024, ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư phổ biến thứ 6 tại Việt Nam, nhưng chủ yếu xảy ra ở người từ 40 đến 70 tuổi. Trẻ nhỏ mắc bệnh này rất hiếm, và bé M. là trường hợp nhỏ tuổi nhất mà Bệnh viện Tâm Anh từng tiếp nhận điều trị.
Bác sỹ Trông cho biết, ung thư tuyến giáp ở trẻ em phát triển nhanh hơn người lớn, thời gian tế bào ác tính di căn có thể chỉ trong 3–6 tháng, trong khi ở người lớn có thể kéo dài từ 6 tháng đến vài năm. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh có thể lan sang hạch thượng đòn, phổi, xương, thậm chí não.
Tuy nhiên, bác sỹ khẳng định, ếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng, tiên lượng khỏi bệnh của ung thư tuyến giáp ở trẻ em có thể lên đến 90%, ngay cả khi đã di căn hạch.
Hạch cổ là vị trí ung thư tuyến giáp dễ di căn nhất. Một số dấu hiệu sớm cần đặc biệt lưu ý gồm: trẻ nổi hạch cổ kéo dài, sốt dai dẳng, nuốt khó, đau họng không rõ nguyên nhân. Nếu tình trạng không thuyên giảm sau 1–2 tuần điều trị thông thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám chuyên khoa Đầu Mặt Cổ để tầm soát bệnh lý nghiêm trọng.
Một số trường hợp ung thư tuyến giáp di căn hạch không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, chỉ phát hiện tình cờ khi siêu âm hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Điều trị ung thư tuyến giáp không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc phát triển thể chất sau này của trẻ. Sau phẫu thuật, trẻ cần được theo dõi định kỳ, kiểm tra chức năng tuyến giáp và điều chỉnh thuốc nội tiết phù hợp.
Bác sỹ Trông cho biết: “Phát hiện kịp thời đã mang lại cơ hội sống gần như trọn vẹn cho bé M. và cũng là bài học nhắc nhở phụ huynh không nên chủ quan với những triệu chứng dai dẳng ở trẻ”.
Bé gái 19 tháng tuổi thoát chết nhờ sơ cứu kịp thời sau khi ngã vào xô nước thải điều hòa
Bé gái 19 tháng tuổi đã được cứu sống trong gang tấc sau khi ngã vào xô nước thải điều hòa và rơi vào tình trạng ngưng thở. Nhờ sự phát hiện kịp thời và kỹ năng sơ cứu đúng cách của người thân, bé đã vượt qua cơn nguy kịch.
Bệnh nhi nặng khoảng 12kg, cao khoảng 90cm, rất hiếu động và thích nghịch nước. Trong lúc gia đình có khách, bé một mình đi ra khu vực đầu hồi nhà, nơi đặt một chiếc xô đựng nước thải điều hòa cao khoảng 40-45cm, miệng rộng 40cm, bên trong chứa khoảng 10–15cm nước. Khi người lớn phát hiện, bé đã ngã vào xô, toàn thân tím tái và không còn thở.
Ông của bé hoảng loạn bế cháu dốc ngược và lắc người. Tuy nhiên, yếu tố quyết định giúp giữ lại mạng sống cho bé chính là việc người nhà có kiến thức y tế đã kịp thời có mặt và thực hiện đúng các bước sơ cứu cơ bản. Người thân nhanh chóng đặt bé lên nền phẳng, thổi ngạt và ép tim theo hướng dẫn sơ cứu trẻ đuối nước. Sau khoảng 5-7 phút, bé bắt đầu nôn ra nước và thức ăn, có dấu hiệu thở lại dù vẫn còn hôn mê.
Ngay sau đó, bé được chuyển đến bệnh viện huyện trong tình trạng có mạch, được đặt nội khí quản và bóp bóng hỗ trợ hô hấp. Sau khi ổn định tạm thời, bệnh nhi được chuyển tiếp đến Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai để điều trị chuyên sâu.
Tại đây, hình ảnh X-quang phổi cho thấy bé có dấu hiệu tổn thương phổi do hít sặc. Các bác sỹ đã tiến hành an thần, cho bệnh nhi thở máy và hồi sức tích cực. Bác sỹ chuyên khoa II Phạm Công Khắc, Trung tâm Nhi khoa, cho biết, may mắn là gia đình bé có người làm ngành y nên đã xử trí bước đầu kịp thời và chính xác. Đây là yếu tố then chốt giúp giữ lại sự sống cho trẻ.
Theo bác sỹ Khắc, nguyên tắc sơ cứu trẻ đuối nước cần được ghi nhớ và thực hiện đúng trình tự. Ngay khi phát hiện trẻ gặp nạn, cần nhanh chóng đưa ra khỏi vùng nguy hiểm, đặt trẻ nằm trên bề mặt cứng, giữ đầu ngửa và nâng cằm để mở thông đường thở. Tiếp đó, thổi ngạt 5 lần để cung cấp oxy cho phổi, sau đó thực hiện chu kỳ 30 lần ép tim 2 lần thổi ngạt, lặp lại liên tục cho tới khi trẻ có phản ứng trở lại và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Bác sỹ cũng khuyến cáo tuyệt đối không nên dốc ngược trẻ, vác lên vai chạy quanh hoặc rung lắc mạnh, những hành động này không chỉ gây trì hoãn việc sơ cứu mà còn có thể khiến tình trạng tổn thương nặng hơn, đặc biệt là vùng phổi và xương.
Từ trường hợp này, bác sỹ Khắc cảnh báo, mùa hè là thời điểm trẻ nhỏ thích chơi nước, nhưng cũng là mùa cao điểm của các tai nạn đuối nước trong và ngoài gia đình.
Không chỉ ao hồ, sông suối mới nguy hiểm mà ngay cả các vật dụng chứa nước quen thuộc như xô, chậu, thùng, bể bơi mini hay bể cá cũng tiềm ẩn rủi ro cao. Một em bé nhỏ tuổi chỉ cần ngã vào chỗ nước sâu 10cm cũng có thể rơi vào tình trạng ngưng thở nếu không được phát hiện kịp thời.
Để phòng ngừa tai nạn, phụ huynh tuyệt đối không để trẻ chơi một mình gần các khu vực có nước, đồng thời phải đậy kín, cất cao hoặc đổ bỏ các vật dụng chứa nước sau khi sử dụng. Trẻ em khi đi bơi cần có người lớn giám sát sát sao.
Song song với đó, bác sỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phổ cập kiến thức sơ cấp cứu trong cộng đồng. Các địa phương, trường học, tổ chức xã hội cần tăng cường truyền thông, đào tạo kỹ năng sơ cứu cho phụ huynh và người chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, nên cho trẻ học bơi sớm để tăng khả năng thích nghi với môi trường nước và tự bảo vệ bản thân.
-
Tin mới y tế ngày 22/5: Thành công ca ghép xương vi phẫu cho trẻ mắc dị tật hiếm -
Bộ Y tế thu hồi hiệu lực công bố 12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe -
Thỏa thuận toàn cầu về đại dịch -
Tin mới y tế ngày 21/5: Không chủ quan khi mắc bệnh Basedow trong thời kỳ mang thai -
Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả các bệnh viện -
Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc các loại kem chống nắng, kiểm tra chỉ số SPF -
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin quảng cáo sữa Milo liên quan Viện Dinh dưỡng
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân