-
Ngành Y tế quy hoạch lại hệ thống bệnh viện và tinh giản cán bộ -
Bộ Y tế đang xây dựng quy định cụ thể về xử phạt vi phạm về thuốc lá thế hệ mới -
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh -
Ngộ độc thực phẩm làm 21 người tử vong trong năm 2024 -
Tiêm vắc-xin sởi nhằm tránh dịch bùng phát, lây lan mạnh -
Phát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chân
Dấu hiệu cần can thiệp phẫu thuật
Từ nhỏ, cậu bé tên Tín ở Bình Dương đã cảm thấy mình khác biệt so với bạn bè đồng lứa, do khung lồng ngực của em sụp (lõm) xuống tạo thành hố lõm 2 cm ngay giữa ngực. Gia đình đưa em đi khám ở nhiều bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán lõm ngực, khuyên đến các bệnh viện chuyên khoa sâu để điều trị.
Ảnh minh họa. |
Dù mê đá bóng và chơi từ nhỏ nhưng một năm nay, mỗi lần đá bóng Tín mệt nhiều hơn dù vẫn chơi với cường độ như trước, trong trận nhiều lúc em phải dừng lại nghỉ, thở dốc. Tháng 11/2023, Tín đến bệnh viện thăm khám.
Kết quả chụp CT lồng ngực đánh giá mức độ lõm, siêu âm đánh giá chức năng tim, đo chức năng hô hấp,.. xác định Tín bị lõm ngực nặng, khiến thể tích lồng ngực giảm hơn, gây tình trạng mệt khi gắng sức.
Bên cạnh đó, Tín mặc cảm vì hình dáng ngực không giống mọi người, em cũng không thể tham gia các hoạt động đòi hỏi gắng sức cùng các bạn hay chơi các trò chơi tập thể. Do còn giữa năm học, bác sĩ hẹn khi Tín hoàn thành năm học lớp 11 sẽ phẫu thuật điều chỉnh lồng ngực cho em.
Tháng 6/2024, Tín quay lại bệnh viện để tiến hành phẫu thuật. ThS.BS.CKI Phan Vũ Hồng Hải, Khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho hay, có hai thể lõm ngực chính là lõm ngực đồng tâm (đối xứng hai bên, lành tính) và lõm ngực lệch tâm (lõm không đối xứng, có thể tạo sự chèn ép lên tim, phổi).
Trường hợp của Tín là lõm ngực đồng tâm với chỉ số lõm ngực Haller = 3,9 (trên 3,25 là có chỉ định phẫu thuật).
Bác sĩ Hải nhận định, người bệnh đã có chỉ định điều trị, nếu không sớm can thiệp sẽ bỏ lỡ độ tuổi phù hợp nhất trong điều trị bệnh này (thời điểm tốt nhất để tiến hành nâng ngực là 8-18 tuổi, khi khung xương chưa cứng chắc).
Ngoài ra, về lâu dài bệnh dễ tiến triển nghiêm trọng gây biến chứng ở tim (chèn ép tim làm ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim), phổi (phổi bị hạn chế co giãn dẫn đến giảm chức năng trao đổi khí), khiến người bệnh mất tự tin về ngoại hình (vết lõm sâu vào bên trong xương ức khiến dáng đứng của phái mạnh không được thẳng, nhìn hơi cúi người về phía trước) và có tâm lý tự ti, ngại giao tiếp.
Ê kíp chọn phương pháp Nuss - phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để cải thiện tình trạng lõm ngực cho Tín. Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhờ ưu điểm đường mổ nhỏ, thẩm mỹ, ít đau, hồi phục nhanh, ít biến chứng và trẻ sớm trở về cuộc sống bình thường hơn so với các biện pháp phẫu thuật mổ mở khác.
Bác sĩ rạch hai đường mổ nhỏ hai bên ngực người bệnh, đưa camera nội soi vào định vị các cấu trúc trong ngực, giúp bác sĩ thao tác dễ dàng và an toàn.
Đồng thời, thanh nâng ngực được luồn bên dưới xương ức để qua phía ngực bên kia. Thanh nâng này có tác dụng nâng phần xương ức bị lõm lên, hỗ trợ chỉnh hình lồng ngực.
Theo các bác sĩ, ca phẫu thuật chỉnh hình liên quan đến xương đa phần sẽ đau và các biến chứng theo sau đau như viêm phổi, xẹp phổi, nhiễm trùng,.. do người bệnh đau, hạn chế hít thở sau mổ.
Sau 1-3 tháng phẫu thuật lõm xương ức bệnh nhân có thể trở lại các hoạt động bình thường. Tuy nhiên, tránh những môn thể thao hoạt động mạnh như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền,… hay đối kháng như võ, vật,…
Người bệnh cũng hạn chế mang vác vật nặng hay động tác vặn, xoay người đột ngột để không làm di lệch thanh nâng ngực. Dự kiến sau 2-3 năm, Tín sẽ được phẫu thuật rút thanh nâng ngực, hoàn tất quá trình điều trị.
Lõm ngực (Pectus Excavatus) là dị tật bẩm sinh thường gặp với tỷ lệ 1 trên 400-1000, xảy ra khi xương ức và một số xương sườn phát triển bất thường, lõm vào trong, tạo thành một hố lõm ở giữa ngực. Bác sĩ Hoài khuyến cáo bố mẹ nên để ý các dấu hiệu bất thường ở trẻ để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.
Đối với trẻ sơ sinh, nếu trên ngực trẻ có một vết lõm rộng và nông, hoặc sâu và hẹp hoặc lồng ngực không cân đối; rất có thể trẻ đã bị lõm ngực.
Ở trẻ thành niên, dấu hiệu nhận biết lõm ngực là có một vị trí lõm vào ngay giữa ngực; trẻ dễ mệt, khó thở khi tập thể dục gắng sức hoặc làm công việc cần dùng sức nhiều; tim đập nhanh thở khò khè kèm theo ho, đau ngực; mệt mỏi; chóng mặt; nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần; vết lõm ngực trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ lớn dần.
Cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ngừng tuần hoàn
Nhập viện trong tình trạng đau đầu nhiều, không rõ đau ngực, bệnh nhân (64 tuổi) đột ngột ngừng tuần hoàn, mất ý thức kéo dài gần 1 giờ.
Theo Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), người bệnh là ông Vũ Đức Nghìn (64 tuổi Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) vào khoa Cấp cứu bệnh viện trong tình trạng đau đầu nhiều, không rõ đau ngực.
Sau khi nhập viện, người bệnh được làm các xét nghiệm cần thiết. Sau khoảng 30 phút khi đang được theo dõi tại khoa Cấp cứu người bệnh đột ngột ngừng tuần hoàn, mất ý thức.
Ngay lập tức kíp trực đã cấp cứu ngừng tuần hoàn cho người bệnh, sử dụng sốc điện, thuốc vận mạch, ép tim, đặt nội khí quản… Kíp cấp cứu đã nỗ lực không ngừng với hy vọng cố gắng vì tính mạng người bệnh. Sau khoảng 50 phút cấp cứu ngừng tuần, người bệnh đã có nhịp tim trở lại.
Căn cứ vào các kết quả xét nghiệm người bệnh được chẩn đoán ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp. Sau khi hội chẩn toàn bệnh viện, người bệnh được chỉ định can thiệp tim mạch cấp cứu để giải quyết nguyên nhân. Người bệnh được chụp mạch vành xâm lấn qua da.
Kết quả chụp mạch vành cho thấy người bệnh bị tắc hoàn toàn động mạch vành trái. Đây là mạch máu chính của tim, đảm nhận vai trò quan trọng trong việc cung cấp máu cho các cơ quan của tim. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành đặt stent mạch vành cho người bệnh, lập lại lưu thông dòng chảy để kịp thời cung cấp máu cho tim…
Sau can thiệp, tình trạng nhồi máu cơ tim được kiểm soát tuy nhiên do trước đó người bệnh ngừng tuần hoàn khá lâu lên bị suy đa tạng. Người bệnh đã được điều trị tại khoa hồi sức tích cực của bệnh viện, người bệnh thở máy, an thần, lọc máu liên tục, hồi sức tạng.
Hiện, sức khỏe người bệnh đã ổn định, chức năng các tạng đã hồi phục, người bệnh được xuất viện trong niềm vui mừng của các bác sĩ và hơn hết là gia đình người bệnh.
-
Ngộ độc thực phẩm làm 21 người tử vong trong năm 2024 -
Bộ Y tế đề xuất chính sách hỗ trợ sinh viên ngành Y tương tự ngành Sư phạm -
Nỗ lực bảo vệ sức khỏe Nhân dân trong bối cảnh khó khăn, thách thức -
Chiến dịch tuyên truyền chống thuốc lá thế hệ mới: Cấp thiết vì sức khỏe cộng đồng -
Tin mới y tế ngày 24/12: Mổ não thức tỉnh với rô bốt trí tuệ nhân tạo -
Tiêm vắc-xin sởi nhằm tránh dịch bùng phát, lây lan mạnh -
Bộ Y tế đưa ra cảnh báo về tình trạng ngộ độc rượu
-
1 Kinh tế 2024: Chặng đua về đích -
2 Mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc: Bài học từ bước nước rút thành công -
3 Người dùng mạng xã hội phải xác thực sinh trắc học từ ngày mai 25/12 -
4 Chọn kịch bản phát triển cho Dự án Sân bay Tây Ninh: Giai đoạn đầu cần 4.738 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/12
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?
- Archi Reenco Hòa Bình được vinh danh Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, Stavian Hóa chất được vinh danh trong Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024
- MAP Life tự tin tiến bước trước thềm năm 2025