
-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường -
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
Cảnh báo nguy cơ tai nạn thương tích ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Chỉ trong những ngày gần đây, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tiếp tiếp nhận hai trường hợp trẻ bị chấn thương bụng nghiêm trọng, phải nhập viện điều trị tích cực.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Trường hợp thứ nhất là bé gái 11 tuổi ở Hà Nội, bị chấn thương lách sau một tai nạn sinh hoạt. Theo lời kể của gia đình, khi đang đu võng cùng các em trong nhà, bé không may đập mạnh bụng vào thành giường. Ngay sau cú va chạm, bé xuất hiện triệu chứng đau bụng dữ dội và da tái nhợt. Gia đình nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện địa phương sơ cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị chuyên sâu.
Trường hợp thứ hai là bé trai 9 tuổi, cũng ở Hà Nội, bị chấn thương lách do tai nạn giao thông. Người mẹ cho biết, trong lúc chị đang điều khiển xe máy chở ba con nhỏ từ trường về nhà, đã xảy ra va chạm với một ô-tô đi cùng chiều. Bé trai ngồi phía trước bị đập mạnh vùng bụng vào tay lái xe máy và nền đường. Sau tai nạn, bé có dấu hiệu đau bụng, da nhợt nhạt và được đưa thẳng đến Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu.
Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, cả hai bệnh nhi khi nhập viện đều có biểu hiện lâm sàng của chấn thương bụng kín, cụ thể là đau bụng vùng mạn sườn trái, da niêm mạc nhợt, có tiền sử va chạm vào vùng bụng.
Dù các chỉ số sinh tồn trong giới hạn bình thường, kết quả siêu âm lại cho thấy có dịch tự do trong ổ bụng, dấu hiệu nghi ngờ tổn thương tạng đặc. Sau khi chụp CT ổ bụng, bé gái được xác định bị chấn thương lách độ II, bé trai bị chấn thương lách độ III. Cả hai không ghi nhận tổn thương tụy hay các tạng đặc khác.
Sau khi hội chẩn liên chuyên khoa, các bác sỹ thống nhất áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) cho hai bệnh nhi. Tại Trung tâm Ngoại Tổng hợp, cả hai trẻ được điều trị nội khoa tích cực theo đúng phác đồ, đồng thời theo dõi sát các chỉ số sinh tồn và mức độ hồi phục. Hiện sức khỏe của hai bé đã ổn định và dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Theo Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Minh Khôi, Khoa Ngoại Lồng ngực, lách là cơ quan chứa nhiều máu, nằm ngay dưới cơ hoành bên trái, có mật độ mềm nên rất dễ bị tổn thương khi chịu lực tác động, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Thành bụng của trẻ mỏng, cơ bụng chưa phát triển đầy đủ, các tạng như gan, lách lại nằm nông nên chỉ cần một lực va chạm không quá mạnh cũng có thể gây tổn thương nghiêm trọng. Tùy theo mức độ tổn thương, phương pháp điều trị sẽ khác nhau.
Với các chấn thương lách độ cao, mất máu nhiều hoặc huyết động không ổn định, trẻ có thể phải can thiệp phẫu thuật khẩn cấp. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và phương pháp điều trị hiện đại, đa số các trường hợp chấn thương lách độ nhẹ và trung bình đều có thể được điều trị bảo tồn thành công, giúp tránh được nguy cơ mổ xẻ và phục hồi nhanh chóng hơn.
Thống kê từ Trung tâm Ngoại Tổng hợp cho thấy, mỗi năm đơn vị tiếp nhận khoảng 25–30 ca chấn thương lách ở trẻ em, nguyên nhân chủ yếu đến từ tai nạn sinh hoạt và tai nạn giao thông. Đặc biệt, với những trẻ có bệnh lý nền như lách to do ứ máu (bệnh hemophilia, thalassemia…), nguy cơ vỡ lách khi gặp chấn thương càng cao hơn.
Bác sỹ Khôi cảnh báo, trẻ em vốn hiếu động, thích khám phá nhưng kỹ năng tự bảo vệ còn hạn chế. Vào dịp nghỉ lễ, khi tần suất các hoạt động vui chơi, di chuyển bằng phương tiện giao thông, liên hoan ăn uống tăng cao, nguy cơ tai nạn càng lớn. Trẻ có thể đối mặt với nhiều tình huống nguy hiểm như té ngã, đuối nước, bỏng, ngộ độc thực phẩm hoặc hóa chất, tai nạn giao thông…
Để kỳ nghỉ lễ diễn ra an toàn, phụ huynh cần chủ động giám sát trẻ, đặc biệt khi tham gia các hoạt động ngoài trời hay di chuyển bằng xe máy, ô-tô.
Nên hạn chế chở nhiều trẻ em cùng lúc, đảm bảo trẻ đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, đồng thời trang bị cho trẻ các kỹ năng phòng tránh tai nạn trước mỗi chuyến đi. Khi lựa chọn điểm đến, cần ưu tiên những khu vực phù hợp với lứa tuổi, có hệ thống bảo đảm an toàn cho trẻ.
Trong mọi trường hợp, nếu trẻ không may gặp tai nạn, phụ huynh cần bình tĩnh sơ cứu đúng cách và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Một kỳ nghỉ lễ trọn vẹn là kỳ nghỉ không có tai nạn. Sự quan tâm, cẩn trọng và chuẩn bị kỹ lưỡng từ người lớn chính là "tấm khiên" vững chắc nhất để bảo vệ trẻ em khỏi những rủi ro đáng tiếc.
Điều trị bệnh tim bẩm sinh bằng phương pháp can thiệp ít xâm lấn
Mới đây, chị Nh., 39 tuổi, một người phụ nữ bình thường, khỏe mạnh, đã bất ngờ phát hiện ra một căn bệnh tim bẩm sinh mà suốt gần bốn thập kỷ qua chị không hề hay biết.
Câu chuyện của chị bắt đầu khi chị đang làm việc và đột nhiên cảm thấy mặt nóng ran, choáng váng. Đo huyết áp tại nhà, con số báo lên đến 220/120 mmHg, một chỉ số vượt mức đáng báo động.
Mặc dù nghĩ rằng nguyên nhân chỉ là do căng thẳng công việc, chị quyết định tự mua thuốc hạ huyết áp và uống. Nhưng sang ngày hôm sau, tình trạng không hề cải thiện, huyết áp vẫn cao, khiến chị lo lắng và quyết định tìm đến bác sỹ.
Khi đến bệnh viện, kết quả chẩn đoán khiến chị vô cùng bất ngờ: chị bị bệnh tim bẩm sinh, còn ống động mạch. Căn bệnh này rất hiếm khi được phát hiện ở người trưởng thành, đặc biệt là khi tuổi đời đã gần 40 như chị.
Bệnh còn ống động mạch thường được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Đây là một bệnh lý khá hiếm khi phát hiện ở người trưởng thành, nhất là trong độ tuổi gần 40. Bệnh này xảy ra khi ống động mạch một phần quan trọng trong hệ tuần hoàn của thai nhi - không tự đóng lại sau khi sinh, gây rối loạn trong quá trình tuần hoàn máu của cơ thể.
Ống động mạch là một cấu trúc bình thường trong cơ thể bào thai, giúp máu từ động mạch chủ đi thẳng qua động mạch phổi, phục vụ nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi.
Sau khi sinh, ống động mạch này sẽ tự đóng lại, nhưng trong một số trường hợp, nó không đóng hoàn toàn, dẫn đến tình trạng máu vẫn tiếp tục lưu thông qua ống động mạch, làm tăng lượng máu vào phổi và gây áp lực lên tim trái. Lâu dài, điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy tim, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, thậm chí là tăng áp động mạch phổi.
Chị Nh. không hề có tiền sử bệnh tim hay các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong suốt quá trình mang thai và sinh nở, sức khỏe của chị đều ổn định và không phát hiện dấu hiệu bất thường nào.
Thậm chí, trước khi phát hiện bệnh, vợ chồng chị còn có một chuyến đi dài từ Hải Dương vào TP.HCM, qua các tỉnh miền Đông, miền Tây. Mặc dù chuyến đi kéo dài cả nửa tháng và có nhiều hoạt động thể chất, chị Nhung vẫn cảm thấy khỏe mạnh, không có bất kỳ triệu chứng nào khiến chị phải lo lắng về sức khỏe.
Tuy nhiên, khi huyết áp đột ngột tăng cao và có những dấu hiệu như mặt nóng ran, choáng váng, chị bắt đầu nghi ngờ và tự đo huyết áp. Sau khi kết quả cho thấy mức huyết áp đáng báo động, chị đi khám tại bệnh viện ở Hải Dương và nhận được chẩn đoán bất ngờ: bệnh tim bẩm sinh.
Ban đầu, chị không tin vào kết quả này, cho rằng đó chỉ là sự hiểu nhầm. Tuy nhiên, sau khi tham khảo ý kiến tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, các bác sỹ đã xác nhận chị bị bệnh còn ống động mạch. Lúc này, chị mới thực sự tin rằng mình đang phải đối mặt với một căn bệnh nghiêm trọng.
Trong trường hợp của chị Nh., ống động mạch có đường kính nhỏ, không gây ra triệu chứng rõ rệt trong nhiều năm qua. Bệnh này thường dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác.
Phương pháp điều trị tối ưu trong trường hợp của chị là can thiệp đóng ống động mạch bằng dù qua ống thông - một kỹ thuật can thiệp tim mạch ít xâm lấn, không cần phẫu thuật mở, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng.
Thủ thuật này diễn ra chỉ trong khoảng 30 phút. Bệnh nhân được gây tê tại chỗ và tỉnh táo trong suốt quá trình can thiệp. Các bác sỹ sẽ đưa một ống thông nhỏ vào cơ thể qua động mạch đùi, sau đó bơm thuốc cản quang để hiển thị rõ ràng hình ảnh ống động mạch trên màn hình.
Dưới sự hỗ trợ của hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), bác sỹ xác định chính xác vị trí và kích thước của ống động mạch và đưa thiết bị bít lại lỗ thông này. Toàn bộ quá trình diễn ra nhanh chóng, không đau đớn, và bệnh nhân có thể làm việc ngay sau khi kết thúc thủ thuật.
Theo các chuyên gia y tế, bất kỳ ai, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì, có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, hay những người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, đều nên tầm soát bệnh tim định kỳ. Việc tầm soát nhồi máu cơ tim, cũng như các bệnh lý tim mạch khác, là cực kỳ quan trọng để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.
Nhồi máu cơ tim, một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm nhất, có thể xảy ra đột ngột mà không có dấu hiệu cảnh báo. Mặc dù triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột, nhưng theo các chuyên gia, quá trình xơ vữa và hẹp nghẽn mạch máu đã âm thầm tiến triển trong một thời gian dài. Vì vậy, việc tầm soát bệnh tim là vô cùng cần thiết để phát hiện các dấu hiệu sớm và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Để phát hiện các vấn đề về tim, bác sỹ có thể chỉ định các phương pháp tầm soát chuyên sâu, bao gồm đánh giá nguy cơ xơ vữa mạch máu: Các xét nghiệm máu giúp kiểm tra cholesterol, đường huyết, chức năng thận và các yếu tố nguy cơ khác.
Kiểm tra điện tâm đồ (ECG): Giúp phát hiện các rối loạn nhịp tim và các bệnh lý tim khác. Siêu âm tim: Đánh giá chức năng và cấu trúc tim, kiểm tra sức khỏe của van tim, cơ tim và mạch máu. Chụp CT mạch vành: Đánh giá tình trạng hẹp nghẽn hoặc vôi hóa mạch vành, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
Mối nguy hiểm tiềm tàng từ virus RSV đối với sức khỏe trẻ em
Trong những năm gần đây, virus hợp bào hô hấp (RSV) đã trở thành một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trên toàn cầu, đặc biệt là đối với trẻ em.
Được xem là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hô hấp nghiêm trọng, RSV không chỉ là mối đe dọa đối với nhóm trẻ sơ sinh, trẻ sinh non mà còn đối với những trẻ em có bệnh nền như bệnh tim bẩm sinh hay các bệnh phổi mãn tính. Đáng tiếc là, mặc dù virus này đã được phát hiện từ lâu, nhưng đến nay, chúng ta vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào, điều này càng làm tăng thêm sự lo ngại về tính nguy hiểm của nó.
Phát biểu tại hội thảo khoa học về "Vai trò của kháng thể đơn dòng trong bảo vệ trẻ có nguy cơ cao khỏi virus RSV" vừa được tổ chức, TS.BS Ngô Ngọc Quang Minh, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết, RSV hiện là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do các bệnh lý hô hấp ở trẻ em toàn cầu, chỉ đứng sau viêm phổi do phế cầu khuẩn. Tuy nhiên, điều đáng nói là mức độ nguy hiểm của RSV gia tăng gấp nhiều lần đối với những trẻ em có các yếu tố nguy cơ như sinh non, mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi mãn tính, hoặc có hệ miễn dịch suy yếu.
Chưa dừng lại ở đó, nhóm trẻ này có khả năng phải nhập viện và diễn tiến bệnh nặng cao gấp 3-5 lần so với những trẻ khỏe mạnh khác. Mặc dù virus RSV vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ các triệu chứng. Điều này càng làm nổi bật vai trò quan trọng của công tác phòng ngừa, đặc biệt đối với nhóm trẻ em có nguy cơ cao.
Theo TS.Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1, virus RSV đã được phát hiện từ gần 70 năm trước. Đặc biệt, gần như 100% trẻ em đều đã từng nhiễm virus này ít nhất một lần trong hai năm đầu đời. Virus này có khả năng lây lan mạnh mẽ, không phân biệt lứa tuổi và có thể gây bệnh ở mọi đối tượng, từ trẻ em đến người lớn.
Ở người trưởng thành, nhiễm RSV thường chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ, tương tự như cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh, virus này có thể gây ra những bệnh lý nghiêm trọng như viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi nặng, khiến trẻ phải nhập viện điều trị và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
"Đối với trẻ em nói chung, khoảng 90% sẽ tự khỏi bệnh trong vòng 2-3 tuần. Tuy nhiên, với những trẻ có yếu tố nguy cơ như sinh non, bệnh tim bẩm sinh hay phổi mãn tính, khả năng diễn tiến nặng, phải nhập viện, thở máy, thậm chí tử vong có thể tăng 3-10 lần", tiến sỹ Tuấn cảnh báo.
Theo thống kê toàn cầu, mỗi năm có khoảng 33 triệu ca mắc RSV ở trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó có hơn 3 triệu trường hợp phải nhập viện và khoảng 100.000 ca tử vong. Đặc biệt, 97% trường hợp tử vong xảy ra ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, trong đó có Việt Nam.
Đáng chú ý, virus RSV không chỉ xuất hiện theo mùa mà còn có xu hướng lưu hành quanh năm tại nhiều khu vực. Tại miền Nam Việt Nam, dịch RSV thường đạt đỉnh vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11, trong khi ở miền Bắc, thời điểm bùng phát thường rơi vào mùa đông và xuân, tập trung vào tháng 3.
Các nghiên cứu tại TP.HCM, Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc cho thấy RSV là nguyên nhân hàng đầu gây ra các đợt bùng phát viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, điều này nhấn mạnh tính nghiêm trọng của virus đối với sức khỏe cộng đồng.
Vì hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho RSV, TS.Trần Anh Tuấn khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt chú ý tăng cường các biện pháp phòng ngừa cho trẻ.
Các biện pháp cơ bản như duy trì vệ sinh tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh hô hấp là rất quan trọng. Bên cạnh đó, gia đình cũng có thể cân nhắc tiêm chủng cho phụ nữ mang thai hoặc sử dụng kháng thể đơn dòng dự phòng cho nhóm trẻ có nguy cơ cao.
"Kháng thể đơn dòng được xem là tia hy vọng mới trong công tác phòng ngừa RSV, giúp giảm thiểu gánh nặng nhập viện và tử vong ở trẻ em, đặc biệt là đối với nhóm trẻ sinh non, trẻ có bệnh tim bẩm sinh và các bệnh phổi mãn tính", TS.Tuấn khẳng định.
Virus RSV có thể tấn công bất cứ ai, nhưng đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ có các yếu tố nguy cơ, tác hại của nó là không thể xem nhẹ. Mỗi bậc phụ huynh cần chủ động trang bị kiến thức về RSV và thực hiện các biện pháp phòng ngừa một cách kiên trì và quyết liệt. Chỉ khi chúng ta cùng nhau nỗ lực, chúng ta mới có thể giảm thiểu được gánh nặng mà virus này gây ra cho sức khỏe trẻ em, để những niềm vui vô lo của trẻ luôn được bảo vệ.
-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Tin mới y tế ngày 29/4: Bộ Y tế hướng dẫn người dân bảo đảm an toàn khi tham dự sự kiện diễu binh
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Tin mới y tế ngày 30/4: Cảnh báo nguy cơ tai nạn thương tích ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 -
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường -
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025 -
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế -
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025