-
Hành trình truyền cảm hứng của nữ bác sỹ mang tên một loài hoa -
Tin mới y tế ngày 2/2: Hơn 16.000 trẻ chào đời dịp Tết Ất Tỵ 2025 -
Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết -
Kiến tạo hệ sinh thái y tế mới, khai mở thị trường tỷ USD -
Tin mới y tế ngày 1/2: Cập nhật tình hình dịch bệnh dịp Tết -
Long Châu sẻ chia- Hành trình yêu thương thắp thêm hy vọng
Giảm tai nạn giao thông và bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết
Cụ thể, tổng số ca khám, cấp cứu tai nạn giao thông trong 9 ngày Tết (từ 25/1-2/2/2025) là 24.122 ca, trong đó 9.818 ca phải nhập viện điều trị nội trú và 2.538 ca phải chuyển viện.
Mặc dù tai nạn giao thông giảm, nhưng nguy cơ từ các tai nạn pháo nổ và tai nạn sinh hoạt vẫn là vấn đề cần được tiếp tục cảnh báo. |
Tổng số ca tử vong nghi do tai nạn giao thông là 160 người, trong đó 66 người tử vong trước khi đến bệnh viện, 39 người tử vong tại bệnh viện và 55 người có tiên lượng tử vong xin về.
Bên cạnh đó, số ca khám cấp cứu nghi do tai nạn pháo nổ và pháo hoa giảm 24%, tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế giảm 50%. Bộ Y tế cũng cho biết số ca khám, cấp cứu tổng cộng trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 là 549.997 lượt bệnh nhân, với 194.985 người nhập viện và 18.929 ca phẫu thuật, trong đó có 3.301 ca phẫu thuật cấp cứu do tai nạn.
Về tình hình dịch bệnh, trong dịp Tết, cả nước ghi nhận 1.562 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi, nhưng không có ca tử vong. Số ca mắc sốt xuất huyết là 403 ca và tay chân miệng là 155 ca, cũng không có ca tử vong liên quan. Đặc biệt, không có trường hợp mắc mới bệnh bạch hầu trong dịp Tết.
Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, viêm phổi nặng do virus, cũng như các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra trong dịp Tết.
Bộ cũng yêu cầu các địa phương triển khai tiêm chủng mở rộng và tiêm phòng sởi, đồng thời đảm bảo công tác phòng chống nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế, tránh tình trạng lây nhiễm chéo và bùng phát ổ dịch.
Về công tác chuẩn bị, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị xây dựng phương án ứng phó với tình huống gia tăng bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, đồng thời đảm bảo công tác hậu cần và sẵn sàng lực lượng ứng trực 24/24 giờ để xử lý tình huống phát sinh. Bộ cũng sẽ tiếp tục giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng trong mùa lễ hội.
Tai nạn pháo nổ tăng trong dịp Tết Ất Tỵ 2025
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa thông báo số ca cấp cứu trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 đã giảm 20-30% so với những năm trước. Đặc biệt, số ca cấp cứu do tai nạn giao thông chỉ chiếm khoảng 50% tổng số ca cấp cứu, giảm mạnh so với mức 80-90% trong các năm trước.
Theo TS.Phan Bá Hải, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học Thể thao, mô hình bệnh tật cấp cứu trong những ngày Tết năm nay đã có sự thay đổi rõ rệt.
Số lượng ca cấp cứu do tai nạn giao thông giảm mạnh, trong khi đó, số ca nhập viện vì các tai nạn khác như pháo nổ, pháo tự chế, nổ bình ga mini và tai nạn sinh hoạt lại gia tăng.
Dù bệnh viện đã khuyến cáo từ sớm về nguy cơ từ pháo nổ và pháo tự chế, trong 4 ngày Tết (từ 29 Tết đến mùng 3 Tết), bệnh viện đã tiếp nhận 24 ca cấp cứu do pháo nổ.
Đặc biệt, ngày 29 Tết ghi nhận 13 ca, mùng 1 Tết là 5 ca, và ngay trong đêm ngày 1/2, bệnh viện tiếp nhận hai trường hợp cấp cứu khác do pháo nổ, cả hai đều phải phẫu thuật ngay trong sáng ngày 2/2.
Một điểm đáng chú ý là số ca cấp cứu do tai nạn giao thông có xét nghiệm nồng độ cồn rất ít, cho thấy ý thức của người dân về việc lái xe an toàn trong dịp Tết đã có chuyển biến tích cực.
Mặc dù tai nạn giao thông giảm, nhưng nguy cơ từ các tai nạn pháo nổ và tai nạn sinh hoạt vẫn là vấn đề cần được tiếp tục cảnh báo và nâng cao ý thức cộng đồng.
Trong khi số bệnh nhân tai nạn giao thông giảm mạnh thì số bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức do pháo tự chế lại tăng, nạn nhân hầu hết dưới 20 tuổi. Sáng nay cũng có 2 bệnh nhân bị tai nạn do pháo nổ vào cấp cứu.
Gia đình các nạn nhân cho biết việc mua bán các nguyên liệu để làm pháo rất dễ dàng, nên nhiều thanh thiếu niên mua qua mạng rồi chế tạo pháo theo hướng dẫn trên YouTube.
Hậu quả của pháo nổ rất thương tâm. Hầu hết các nạn nhân bị dập nát 2 bàn tay, mất các ngón, có người bị cụt cả 2 tay; chấn thương nặng vùng mặt, đầu, ngực. Nhiều nạn nhân mù mắt do vỡ nhãn cầu (chiếm khoảng 20%). Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phải mời bác sỹ Bệnh viện Mắt Trung ương phối hợp xử lý.
“Tai nạn pháo nổ không lo các mảnh nhỏ găm vào người, nhưng lo ngại bị sóng xung kích gây tổn thương ngầm trong cơ thể như chảy máu phổi, gãy xương sườn…”, theo TS.Hải.
Cũng theo TS.Hải, dịp Tết năm nay cũng gia tăng bệnh nhân cấp cứu do tiêu hóa: Viêm tụy cấp, đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa... do uống rượu. Một số người lớn tuổi bị hóc xương gà.
Nhiều năm trước, cứ dịp Tết là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phải bố trí lực lượng bảo vệ chặt chẽ khu vực cấp cứu, vì số vụ bị thương do đánh nhau có nguyên nhân từ rượu rất nhiều. Đặc biệt, những người đi cùng bệnh nhân cũng có “hơi men” nên việc đe dọa hoặc dùng bạo lực với bác sĩ không hiếm.
Nhưng năm nay, Bệnh viện không tiếp nhận bệnh nhân nào nhập viện cấp cứu do đánh nhau. Thống kê này cho thấy thay đổi tích cực trong ý thức người dân.
Chất lượng không khí ở mức xấu, người dân cần hạn chế hoạt động ngoài trời
Ngày 2/2 (mùng 5 Tết), chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội vẫn duy trì ở mức xấu. Theo chuyên gia, người có sức khỏe kém nên hạn chế ra ngoài và giảm hoạt động thể chất ngoài trời.
Theo dữ liệu từ trang Iqair.com, vào lúc 11h sáng ngày 2/2, chỉ số bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội đã vượt 4,4 lần mức an toàn do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo.
Cụ thể, chỉ số AQI ở khu vực Tây Hồ là 90, thuộc ngưỡng vàng, trong khi khu vực Minh Khai - Bắc Từ Liêm có chỉ số 86 cũng ở ngưỡng vàng. Một số khu vực ngoại thành như Cự Khối, Mipec (Long Biên) và Ciputra cũng ghi nhận chỉ số AQI ở mức cao.
Gần Hà Nội, thành phố Thái Nguyên ghi nhận mức AQI 107, thuộc ngưỡng cam, mức độ nguy hiểm cho sức khỏe.
Với mức ô nhiễm không khí hiện tại, các chuyên gia khuyến cáo nhóm người nhạy cảm, như trẻ em, người già và những người có vấn đề về hô hấp, nên giảm tập thể dục ngoài trời và hạn chế ra ngoài khi không cần thiết. Cũng nên đóng cửa sổ để hạn chế không khí ô nhiễm vào nhà, và khi ra ngoài, đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe.
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khuyến cáo người dân thường xuyên theo dõi chỉ số chất lượng không khí và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe, như giảm thiểu các hoạt động ngoài trời, hạn chế mở cửa sổ, sử dụng khẩu trang và máy lọc không khí.
Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) cảnh báo, khi chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu (201-300), người dân, đặc biệt là những người bình thường, nên tránh các hoạt động ngoài trời kéo dài hoặc tham gia các hoạt động thể lực mạnh. Thay vào đó, khuyến khích thực hiện các hoạt động trong nhà và tránh các khu vực có mức ô nhiễm cao
-
Tin mới y tế ngày 3/2: Giảm tai nạn giao thông và bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết -
Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết -
Kiến tạo hệ sinh thái y tế mới, khai mở thị trường tỷ USD -
Tin mới y tế ngày 1/2: Cập nhật tình hình dịch bệnh dịp Tết -
Long Châu sẻ chia- Hành trình yêu thương thắp thêm hy vọng -
Sức mạnh từ y đạo và tình thương với bệnh nhi -
Chưa ghi nhận trường hợp ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025