
-
Không có vùng cấm trong xử lý thực phẩm chức năng giả
-
Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue
-
Gỡ bỏ quảng cáo sản phẩm Dáng Xuân Phục Linh Gold và Best Slim Collagen do chứa chất cấm
-
Sẵn sàng, chủ động, hoàn thành tốt nhiệm vụ tác nghiệp y tế dịp nghỉ lễ -
“Lách luật” trong đánh giá thực phẩm, hai doanh nghiệp bị Bộ Y tế “tuýt còi”
Nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai gây bỏng niêm mạc, biến chứng nặng
Nhiều người vì tin vào những "mẹo" dân gian chia sẻ trên mạng xã hội mà nhỏ nước cốt chanh vào tai, mũi hay mắt để chữa bệnh. Tuy nhiên, việc này có thể gây bỏng niêm mạc, viêm nhiễm nặng và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất thị lực, nghe, hoặc khả năng cảm nhận mùi vĩnh viễn.
Nước chanh có độ pH từ 2 đến 3, rất axit và có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, tai, mắt khi tiếp xúc trực tiếp. ThS.BS.CKI Trương Tấn Phát, Trưởng Đơn vị Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 7 cho biết, niêm mạc mũi và tai rất nhạy cảm. Khi tiếp xúc với axit từ chanh, niêm mạc sẽ bị bỏng, sưng nề và có thể khiến các tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn.
Nước cốt chanh nếu nhỏ vào tai, nhất là khi có vết xước trên da, sẽ dễ gây viêm tai ngoài cấp, làm đau rát và sưng tấy.
Nếu màng nhĩ bị tổn thương, nước chanh có thể làm viêm tai giữa, thậm chí hoại tử mô trong tai giữa, làm thủng màng nhĩ. Đặc biệt ở trẻ em, vòi nhĩ ngắn và thẳng dễ khiến axit từ chanh lan vào tai giữa, gây viêm tai giữa. Cũng không ít người sử dụng nước chanh khi bị viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang, nhưng thay vì cải thiện, tình trạng lại nặng thêm vì kích ứng mạnh từ axit.
Chị Kim Mỹ (27 tuổi, Tiền Giang) là một ví dụ điển hình. Chị bị viêm xoang mạn tính và đã thử nhỏ nước cốt chanh vào mũi theo lời khuyên trên mạng xã hội.
Sau vài ngày, tình trạng mũi của chị trở nên nặng hơn với triệu chứng nóng rát, nghẹt mũi, và mủ xanh, vàng chảy liên tục. Sau khi dừng lại và đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị được chẩn đoán viêm xoang mạn tính đợt cấp bội nhiễm, viêm niêm mạc mũi do kích thích hóa học từ axit trong chanh.
Bác sỹ Phát giải thích rằng nước cốt chanh có tính axit cao khiến niêm mạc mũi vốn đã yếu của chị Mỹ bị kích thích mạnh, dẫn đến phù nề, tổn thương bề mặt và dễ bị nhiễm khuẩn, làm tình trạng viêm xoang trở nên nghiêm trọng. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nặng như viêm xoang ổ mắt hoặc viêm màng não.
Không chỉ mũi, việc nhỏ nước cốt chanh vào mắt cũng gây hậu quả nghiêm trọng. Một trường hợp khác, bé K.L.P. (2 tuổi) bị đỏ mắt và ngứa, bà ngoại đã nhỏ nước cốt chanh vào mắt bé để "làm sạch và sáng mắt".
Sau khi nhỏ, bé đau đớn khóc thét và có cảm giác nóng rát. Khi đưa bé đến bệnh viện, bác sỹ CKI Nguyễn Đức Huy chẩn đoán bé bị viêm kết giác mạc cấp do kích thích hóa học từ axit trong chanh. Tổn thương biểu mô giác mạc có thể dẫn đến viêm loét và nếu không điều trị kịp thời, có thể gây mù vĩnh viễn.
Các bác sỹ khuyến cáo, việc nhỏ bất kỳ chất nào vào tai, mũi hay mắt mà không qua nghiên cứu, thử nghiệm hoặc bào chế phù hợp rất dễ gây tổn thương, viêm nhiễm, và biến chứng nặng nề. Cả mắt, mũi và tai đều liên kết chặt chẽ với hệ thần kinh cảm giác, do đó việc kích ứng có thể gây rối loạn cảm nhận và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về thính giác, thị giác và khứu giác.
Mặc dù chanh là nguyên liệu thiên nhiên, nhưng không có nghĩa là an toàn khi sử dụng sai cách. Việc tự ý nhỏ nước cốt chanh vào các cơ quan này không chỉ không giúp điều trị bệnh mà còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng, tốn kém chi phí chữa trị sau đó.
Bác sỹ Phát cũng nhấn mạnh rằng, các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng các sản phẩm được chiết xuất từ chanh và tinh chế kỹ lưỡng, như xịt mũi chiết xuất từ cùi chanh, mới có thể đảm bảo độ an toàn cho niêm mạc mũi nhạy cảm. Việc sử dụng nước cốt chanh tươi nguyên chất không qua xử lý có thể chứa vi khuẩn và nấm men gây hại.
Do đó, bác sỹ khuyên rằng chúng ta không nên tự ý nhỏ bất cứ chất lạ nào vào mắt, mũi, tai, vì có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe không thể lường trước được. Việc điều trị bệnh cần được thực hiện theo chỉ định của bác sỹ và các phương pháp điều trị đã được kiểm chứng.
Hiểu đúng về bệnh lý di truyền để bảo vệ thế hệ tương lai
U hạt mạn tính là một bệnh rối loạn di truyền hiếm gặp, còn được gọi là bệnh suy giảm miễn dịch nguyên phát (Primary Immunodeficiency Disease - PIDD).
Bệnh do đột biến gen di truyền từ mẹ, khiến các tế bào miễn dịch bị suy yếu và cơ thể dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới tử vong. Bệnh có tỷ lệ mắc khoảng 1 trên 200.000 đến 250.000 người.
![]() |
Phần lớn các bệnh lý di truyền thể lặn không biểu hiện ở thế hệ cha mẹ, nhưng lại gây hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ con. |
Vợ chồng chị L., mang gen bệnh này, đã tìm đến TS.BS Bùi Thị Phương Hoa, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo, bác sỹ di truyền tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để được tư vấn.
Dưới sự hướng dẫn của bác sỹ, anh chị đã thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) kết hợp với xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT-M) nhằm chọn lọc phôi không mang gen bệnh.
Vào tháng 3/2024, ca chuyển phôi thành công và cuối năm, gia đình vui mừng chào đón một em bé khỏe mạnh, hoàn toàn không mắc bệnh u hạt mạn tính.
Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp cho thấy vai trò quan trọng của sàng lọc di truyền trong việc phòng tránh các bệnh lý đơn gen. Theo thống kê của ngành Y tế, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 40.000 trẻ dị tật bẩm sinh chào đời.
Đáng lo ngại là có tới 80% số trẻ mắc bệnh lý di truyền được sinh ra bởi các cặp vợ chồng khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh trong gia đình.
Nguyên nhân có thể do cha mẹ là người lành mang gen bệnh lý di truyền thể lặn, hoặc do đột biến mới xảy ra trong quá trình phát triển của phôi thai. Phần lớn các bệnh lý di truyền thể lặn không biểu hiện ở thế hệ cha mẹ, nhưng lại gây hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ con. Mỗi lần mang thai là một xác suất ngẫu nhiên, vì vậy việc chủ động tầm soát là cần thiết.
TS.BS Bùi Thị Phương Hoa chia sẻ, bệnh lý đơn gen là những rối loạn do đột biến ở một gen duy nhất gây ra. Dựa theo cơ chế di truyền, có hai nhóm chính: Nhóm đột biến gen trội chỉ cần một người bố hoặc mẹ mang gen bệnh, con có nguy cơ mắc bệnh; nhóm đột biến gen lặn cả bố và mẹ đều là người lành mang gen, con chỉ mắc bệnh khi nhận cả hai bản sao gen đột biến từ bố mẹ.”
Các bệnh lý đơn gen rất đa dạng và phức tạp, với khoảng 6.000 loại đã được nhận diện, bao gồm: Thalassemia, Hemophilia, xương thủy tinh, xơ cứng củ, rối loạn chuyển hóa, teo cơ tủy, loạn dưỡng cơ Duchenne, loạn sản sụn xương, phenylketon niệu, suy giảm miễn dịch nguyên phát, u xơ thần kinh,…
Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhi mà còn gây áp lực tài chính, tinh thần rất lớn cho gia đình và xã hội.
Trong bối cảnh đó, việc xét nghiệm di truyền để phát hiện và chẩn đoán sớm các bệnh lý đơn gen được coi là bước tiến lớn của y học hiện đại. Đây không chỉ là biện pháp phát hiện bệnh mà còn là cánh cửa mở ra cơ hội can thiệp kịp thời, đặc biệt trong hỗ trợ sinh sản.
Các đối tượng nên cân nhắc xét nghiệm di truyền bao gồm: cặp đôi chuẩn bị kết hôn (khám tiền hôn nhân), phụ nữ mang thai, các gia đình có tiền sử bệnh lý di truyền hoặc đã có con mắc bệnh.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sỹ sẽ chỉ định các loại xét nghiệm phù hợp như xét nghiệm gen của cha mẹ, chẩn đoán trước sinh, hoặc xét nghiệm phôi trước chuyển phôi khi làm IVF.
TS. Bùi Thị Phương Hoa cũng khuyến cáo, với những gia đình có cả vợ và chồng đều mang gen lặn liên quan đến bệnh lý đơn gen, cần được tư vấn di truyền trước khi có kế hoạch sinh con.
Việc này giúp họ hiểu rõ nguy cơ và chủ động lựa chọn các phương pháp sinh sản an toàn. Trong đó, kỹ thuật xét nghiệm phôi trước chuyển phôi (PGT-M) đang được áp dụng rộng rãi, nhằm đảm bảo em bé sinh ra không mang gen bệnh. Đây là nền tảng quan trọng để xây dựng một gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc và chủ động.
Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và hỗ trợ các cặp đôi có nguy cơ cao, từ ngày 12/5/2025 đến 25/5/2025, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức chương trình “Tuần lễ vàng - Ươm mầm hạnh phúc 2025”.
Trong chương trình, Bệnh viện sẽ miễn phí 20 gói xét nghiệm phôi bệnh lý đơn gen như: Thalassemia, Hemophilia, xương thủy tinh, xơ cứng củ, rối loạn chuyển hóa, teo cơ tủy, loạn dưỡng cơ Duchenne, loạn sản sụn xương, phenylketon niệu, suy giảm miễn dịch nguyên phát, u xơ thần kinh,... (tối đa 10 phôi mỗi gói).
Chủ động tầm soát, hiểu đúng về di truyền và áp dụng những tiến bộ y học sẽ giúp mỗi gia đình có thêm cơ hội chào đón những em bé khỏe mạnh, nói không với di truyền bệnh lý. Đó cũng chính là bước đi vững chắc để vun đắp tương lai cho thế hệ mai sau.
Sụt cân tưởng ung thư, hóa ra bệnh tim bẩm sinh
Tưởng mình mắc ung thư do ho kéo dài và sụt cân không rõ nguyên nhân, bà Th. (67 tuổi) đi khám thì được chẩn đoán mắc dị tật tim bẩm sinh - kênh nhĩ thất bán phần gây tăng áp phổi, một bệnh lý hiếm gặp ở người lớn tuổi.
Hơn một năm trước, bà Th. bắt đầu xuất hiện triệu chứng ho dai dẳng. Ban đầu chỉ là ho khan, đôi lúc húng hắng nhẹ, bà chủ quan nghĩ do thời tiết và dùng các biện pháp dân gian để điều trị.
Tuy nhiên, tình trạng không cải thiện mà còn nặng dần lên. Bà ho có đờm, nhiều đêm mất ngủ, kèm theo mệt mỏi và sụt cân. Vì cho rằng nguyên nhân là do ăn uống kém, bà không đi khám. Chỉ đến khi thấy mình mệt mỏi rõ rệt, đi bộ vài trăm mét là phải dừng lại thở, cân nặng giảm còn 57kg (so với 61kg trước đó), bà mới lo sợ có thể mắc ung thư và quyết định đến viện để tầm soát.
Tại đây, ThS.BS Vũ Quốc Anh Thy, người điều trị cho bệnh nhân cho biết các kết quả tầm soát ung thư đều âm tính. Tuy nhiên, hình ảnh siêu âm tim cho thấy bà Th. mắc dị tật bẩm sinh là kênh nhĩ thất bán phần - một dạng khiếm khuyết vách ngăn giữa các buồng tim và bất thường van nhĩ thất, gây rối loạn huyết động và tăng áp lực động mạch phổi (đo được 36 mmHg, trong khi chỉ số bình thường là dưới 20 mmHg).
Kênh nhĩ thất là một dị tật tim bẩm sinh gồm ba thể: toàn phần, bán phần và thể trung gian. Ở thể bán phần như trường hợp của bà Th., có các bất thường như lỗ thông liên nhĩ lỗ tiên phát, hai vòng van và van nhĩ thất trái - phải. Các bất thường này thường dẫn đến hở van, từ nhẹ đến nặng, làm giảm hiệu quả bơm máu của tim và tăng nguy cơ biến chứng hô hấp.
Theo bác sỹ Thy, bệnh tim bẩm sinh thể này ở người trưởng thành thường khó phát hiện vì ít triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sớm. Bà Th. có thể đã bị bệnh từ nhỏ nhưng chưa từng được chẩn đoán. Lỗ thủng ở tim làm tăng lưu lượng máu đến phổi, dễ dẫn tới nhiễm trùng hô hấp kéo dài và viêm phổi tái đi tái lại.
Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, bệnh có thể dẫn đến suy tim, tăng áp phổi nặng, khiến người bệnh kiệt sức và tử vong. Khi áp lực phổi tăng quá cao, việc phẫu thuật đóng lỗ thông cũng không còn khả thi.
Để đánh giá khả năng phẫu thuật, bà Th. được chỉ định thông tim và đo kháng lực động mạch phổi, kết quả là 2.3 đơn vị Wood (ngưỡng cho phép là dưới 3). Sau khi hội chẩn, ThS.BS Nguyễn Minh Trí Viên, Cố vấn phẫu thuật tim, Trung tâm Tim mạch cùng ê kíp đã tiến hành ca mổ vá lỗ thông liên nhĩ và sửa chữa van tim cho bệnh nhân.
Sau mổ, siêu âm tim cho thấy van hoạt động tốt, lỗ thông đóng kín, bà Th. ăn uống bình thường trở lại, giảm ho rõ rệt và được xuất viện sau một tuần.
Theo bác sỹ Viên, dị tật kênh nhĩ thất chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật, nhưng ở người lớn tuổi, phẫu thuật tim luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, viêm phổi, biến chứng mạch máu, tổn thương thần kinh…
Do đó, các bác sỹ phải cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ. Trường hợp của bà Th. là khá lý tưởng vì không có bệnh nền, sức khỏe tổng quát tốt, nên khả năng phục hồi sau mổ cao.
Kênh nhĩ thất là dị tật hình thành trong giai đoạn phát triển thai nhi, không thể ngăn ngừa tuyệt đối, nhưng nguy cơ có thể giảm nếu phụ nữ mang thai chăm sóc sức khỏe đúng cách.
Việc hạn chế rượu bia, thuốc lá, tiêm phòng đầy đủ, kiểm soát bệnh mạn tính (tăng huyết áp, tiểu đường), bổ sung axit folic và tuân thủ khám thai định kỳ là những biện pháp quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ dị tật tim ở thai nhi. Sau sinh, trẻ cần được tầm soát tim bẩm sinh. Nếu phát hiện sớm và được điều trị đúng, trẻ có thể phát triển bình thường.
Đối với người trưởng thành, khi xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, mệt mỏi, sụt cân, ho kéo dài, nhịp tim nhanh bất thường hoặc viêm phổi tái phát nhiều lần, cần nghĩ đến khả năng bệnh lý tim bẩm sinh và đi khám sớm.
-
Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue
-
Gỡ bỏ quảng cáo sản phẩm Dáng Xuân Phục Linh Gold và Best Slim Collagen do chứa chất cấm
-
Xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
-
Hậu quả của béo phì ở trẻ em và cách cha mẹ cần làm
-
Tin mới y tế ngày 3/5: Cảnh báo hậu quả từ "mẹo gia truyền" nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai -
Sẵn sàng, chủ động, hoàn thành tốt nhiệm vụ tác nghiệp y tế dịp nghỉ lễ -
“Lách luật” trong đánh giá thực phẩm, hai doanh nghiệp bị Bộ Y tế “tuýt còi” -
Tin mới y tế ngày 2/5: Robot phẫu thuật hiện đại nhất Đông Nam Á có mặt tại TP.HCM -
Phát hiện hai thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa chất cấm sibutramine -
Tin mới y tế ngày 1/5: Giảm gánh nặng cho người bệnh chạy thận nhờ bảo hiểm y tế -
Ai nên tầm soát nhồi máu cơ tim?
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025