
-
Thủ tướng ban hành công điện đôn đốc quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
-
Quảng Nam khẳng định đủ năng lực triển khai Cảng hàng không Chu Lai theo hình thức PPP
-
Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
Duyệt cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương 17.718 tỷ đồng; Khánh Hòa động thổ KCN hơn 1.800 tỷ đồng
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng -
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
Như vậy, thay vì rút kinh nghiệm từ bài học của năm 2015, nhiều khả năng việc đẩy mạnh khai thác loại khoáng sản không tái tạo này để bán sẽ được lặp lại. Cụ thể, vào tháng 10/2015, Bộ Tài chính báo cáo với Quốc hội thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 927.500 tỷ đồng, nhưng cuối cùng đạt 996.870 tỷ đồng, tăng thêm 85.770 tỷ đồng so với dự toán và tăng 69.370 tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội.
Có được kết quả khả quan này, theo ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi, còn có sự “đóng góp” rất lớn từ việc khai thác thêm dầu thô với tổng sản lượng 16,75 triệu tấn, tăng 2,1 triệu tấn so kế hoạch, trong đó riêng 3 tháng cuối năm “đào” thêm 1,01 triệu tấn so với kế hoạch ban đầu.
Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết, ngân sách thu từ dầu thô không chỉ là tiền bán dầu, tiền thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường… mà còn thu được các loại thuế từ nhiều ngành cung cấp dịch vụ dầu khí. Khai thác dầu thô không chỉ tăng thu cho ngân sách nhà nước, mà còn góp phần tăng trưởng kinh tế, qua đó cũng tăng thu nội địa.
![]() |
Khai thác dầu thô không chỉ tăng thu cho ngân sách nhà nước, mà còn góp phần tăng trưởng kinh tế. |
Tăng trưởng kinh tế quý I/2016 chỉ ở mức 5,46%, thấp hơn khá xa so với mức 6,12% của năm 2015, trong khi giá dầu tăng trở lại là một trong những lý do khiến các bộ, ngành… nghĩ ngay tới việc “đào” thêm dầu để bán!
Sản xuất, kinh doanh trong 3 tháng đầu năm nay phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản rơi vào trạng thái tăng trưởng âm (giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2015) do biến đổi khí hậu. So với cùng kỳ năm 2015, kim ngạch nhập khẩu giảm 4,8%, trong đó, riêng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - khu vực “dẫn dắt” nền kinh tế giảm 5,7%, khu vực kinh tế trong nước giảm 3,5%; kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 4,1% đã khiến xuất siêu trở lại, với trị giá 776 triệu USD.
Sản xuất công nghiệp chưa rơi vào đình đốn, nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ còn 6,2%, thay vì mức 9,27% của quý I/2015 do hai ngành công nghiệp chủ lực là khai khoáng và chế biến, chế tạo giảm tốc độ tăng trưởng.
Ngoài các thách thức kể trên, theo Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, từ nay đến cuối năm, kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt thêm nhiều khó khăn thách thức mới, đó là nền kinh tế các nước là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đang gặp khó khăn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới động xuất khẩu của Việt Nam trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm. Thị trường tài chính, tiền tệ trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc biến động khó lường sẽ gây ra nhiều khó khăn cho chính sách tiền tệ, tỷ giá và hoạt động xuất - nhập khẩu của Việt Nam trong những tháng cuối năm nay…
Vì vậy, theo ông Lâm, muốn đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6,7% như kế hoạch, bên cạnh thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp, thì việc khai thác thêm 2 triệu tấn dầu thô cũng là một trong những giải pháp “cứu” cho năm đầu thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
Năm 2016, theo kế hoạch, Việt Nam sẽ khai thác 14 triệu tấn dầu thô. Trong quý I/2016 đã khai thác 4 triệu tấn, giảm 15.000 tấn so với cùng kỳ năm 2015 do giá dầu thô giao dịch trong 2 tháng đầu năm quá thấp. Tuy nhiên, khi giá dầu quay đầu, theo ông Lâm, cần phải tính đến việc khai thác thêm 2 triệu tấn dầu. Ông Lâm dự báo, sau khi xuống đến mức 27,88 USD/thùng, giá dầu đã đến đáy và đang thoát đáy và tăng trở lại lên mức 41,79 USD/thùng.
“Giá dầu bình quân thanh toán trong 3 tháng đầu năm đạt 39,8 USD/thùng, tăng đáng kể so với mức 36 USD/thùng trong 2 tháng đầu năm”, ông Lâm cho biết.
Ông Hà Quang Tuyến, Vụ trưởng Vụ thống kê tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) nhận định, với những diễn biến sản xuất, kinh doanh, xuất - nhập khẩu 3 tháng đầu năm, có thể nói, để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP như kế hoạch là rất khó. Vì vậy, khi giá dầu ở mức 40 USD/thùng, nếu Chính phủ chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia khai thác mạnh trở lại sẽ góp phần tăng trưởng GDP trong năm 2016.
“Nếu năm nay khai thác thêm 2 triệu tấn dầu thô, sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách. Còn góp phần tăng trưởng GDP bao nhiêu, tăng ngân sách thu bao nhiêu phụ thuộc vào giá dầu thô thế giới”, ông Tuyến phát biểu.

-
Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
Thủ tướng ban hành công điện đôn đốc quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
-
Quảng Nam khẳng định đủ năng lực triển khai Cảng hàng không Chu Lai theo hình thức PPP
-
Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
Duyệt cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương 17.718 tỷ đồng; Khánh Hòa động thổ KCN hơn 1.800 tỷ đồng -
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng -
Từ ngày 5/5, tăng phí cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây -
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện -
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha -
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort