![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/thuyhoa/2025/02/12/de-xuat-7-van-de-mang-tinh-dot-pha-ve-quy-trinh-xay-dung-phap-luat1739328334.jpg)
-
Đề xuất 7 vấn đề mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật
-
Dự kiến những nội dung chính tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
-
Chính thức trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu GDP, CPI, có thể tăng bội chi
-
Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường: Làm nhân sự, kiện toàn các chức danh để bộ máy mới hoạt động hiệu quả
-
Thống nhất trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP
Sáng nay (12/2), Quốc hội khóa XV bắt đầu Kỳ họp bất thường lần thứ chín, dự kiến diễn ra đến ngày 18/2.
Tổ chức kỳ họp này là để đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp bách của cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy - nội dung có liên quan tới 8.034 văn bản. Chỉnh sửa khối lượng văn bản khổng lồ đó ở Kỳ họp bất thường lần thứ chín là nhiệm vụ bất khả thi, nhưng cũng không thể để pháp luật có khoảng trống. Vì thế, bên cạnh sửa một số luật (về tổ chức Chính phủ, tổ chức chính quyền địa phương, tổ chức Quốc hội), Quốc hội sẽ xem xét thông qua một số nghị quyết để giải quyết những vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan sắp xếp tổ chức bộ máy.
Ngoài ra, Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) - một dự án luật đặc biệt quan trọng, liên quan đến tất cả hoạt động khác của Quốc hội - cũng được đề xuất thông qua theo quy trình rút gọn.
Đó cũng đã là nhiệm vụ khá nặng nề cho một kỳ họp bất thường khi cả thời gian chuẩn bị và diễn ra kỳ họp đều không dài.
Nhưng cho đến tận chiều tối ngày 10/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn đặt lên bàn nghị sự một số vấn đề khác, ngoài nội dung nói trên. Đó là Tờ trình Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, là chủ trương đầu tư Dự án Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM đến năm 2035…
Đây cũng là những nội dung mà vào cuối tuần trước và sáng thứ Hai tuần này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã phải gấp rút thẩm tra để kịp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
Khi liên tục đề xuất bổ sung nội dung mới vào chương trình Kỳ họp thì đương nhiên, các khâu chuẩn bị để trình Quốc hội đều được “tinh gọn”. Song, điều quan trọng hơn là sự “tinh gọn” của nội hàm các chính sách được đề xuất.
Đơn cử, ở cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho đường sắt đô thị, Chính phủ đề xuất 6 nhóm chính sách đều theo hướng “tinh gọn” tối đa các thủ tục, trong đó có việc UBND thành phố được quyết định công trình không phải thi tuyển phương án kiến trúc. Tham gia thẩm tra, có ý kiến băn khoăn khi cho rằng, các công trình liên quan đến đường sát đô thị còn thể hiện dấu ấn văn hóa, thường là nơi thu hút khách du lịch. Lãnh đạo Hà Nội giải thích, nếu thi tuyển thì mất thêm thời gian từ nửa năm đến 9 tháng. Trong khi trước đây, 1 tuyến đường sắt đô thị làm mất 10 năm, còn nay, trong 10 năm phải xong 10 tuyến.
Tương tự, nếu Dự án Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng không được thực hiện theo các chính sách đặc thù, đặc biệt (trong đó có việc không phải thực hiện thẩm định khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công), thì cũng không thể hoàn thành vào năm 2030 như dự kiến.
Nền kinh tế muốn tăng tốc, đương nhiên không chỉ cần các chính sách tốt để tạo đà, mà còn cần tăng tốc cả việc ban hành chính sách với quy trình, thủ tục được “tinh gọn” nhất có thể.
Thế nên, Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sừa đổi đã đặt mục tiêu việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải giải quyết được vấn đề thực tiễn đặt ra. Giảm 9 chương, 101 điều so với Luật hiện hành, Dự thảo đã có những “tinh gọn” rất đáng chú ý. Như, các cơ quan đề xuất lập chương trình lập pháp hằng năm không phải xây dựng hồ sơ chính sách khi đề xuất xây dựng chương trình, tăng cường xem xét, thông qua luật tại một kỳ họp của Quốc hội (hiện tại là 2 kỳ họp, cá biệt có một số luật qua 3-4 kỳ họp mới được thông qua).
Với quy trình mới, thời gian ban hành luật có thể rút ngắn từ 22 tháng xuống 12 tháng, theo tính toán của Chính phủ.
Quy trình ban hành chính sách sẽ ngắn hơn, chính sách cũng gọn hơn. Như thế, con người làm chính sách và thực hiện chính sách càng cần phải “tinh”. Không phải vô cớ, mà khi tham gia thẩm tra Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, cần đưa ra các giải pháp cụ thể để ưu tiên nguồn lực cho công tác hoàn thiện thể chế. Đặc biệt, cần tăng cường tính khoa học trong công tác xây dựng pháp luật, bảo đảm các giải pháp chính sách, pháp luật đáp ứng được yêu cầu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đạt mục tiêu đặt ra trong năm 2025.
Đây có lẽ là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt, không chỉ trong ngắn hạn.
![](https://media.baodautu.vn/thumb_x235x140/Images/thuyhoa/2024/11/19/quoc-hoi-hop-dot-2-ky-tam-thao-luan-va-thong-qua-nhieu-quyet-sach-quan-trong1732012549.jpg)
-
Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường: Làm nhân sự, kiện toàn các chức danh để bộ máy mới hoạt động hiệu quả -
“Tinh gọn” chính sách -
Thống nhất trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP -
Sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Đột phá quy trình làm luật -
Quốc hội họp bất thường, sửa nhiều luật tinh gọn bộ máy, điều chỉnh chỉ tiêu GDP -
Quảng Ninh: Kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 14% -
Hải Phòng thống nhất thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy
-
EVNGENCO1 đã đảm bảo sản xuất điện an toàn, ổn định trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
VietinBank triển khai loạt ưu đãi với Gói sản phẩm kiều hối
-
Petrolimex Aviation kickoff dự án ISCC
-
Acecook Happiness Concert - Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc
-
Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
-
BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh