
-
Nhựa Pha Lê sắp chào bán riêng lẻ 20 triệu cổ phiếu với giá cao hơn thị trường
-
Vinaship lên kế hoạch thanh lý tàu Vinaship Sea đóng năm 1998
-
Sông Đà 11 huy động vốn lớn mở rộng mảng năng lượng
-
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sắp phát hành hơn 76,7 triệu cổ phiếu thưởng
-
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai -
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, HoSE: PLX) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường 2022, trong đó đề cập đến các thay đổi trong kế hoạch kinh doanh năm 2022 và các năm tiếp theo.
Trong đó, Tập đoàn dự kiến trình cổ đông điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm nay: tăng 29% doanh thu nhưng giảm 90% lợi nhuận trước thuế so với kế hoạch đặt ra hồi đầu năm. Tức là, doanh thu sau điều chỉnh đạt 240.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 300 tỷ đồng. Các chỉ tiêu về sản lượng xuất bán, nộp ngân sách, đầu tư phát triển, cổ tức không bị điều chỉnh.
Bảng: Kế hoạch PLX điều chỉnh
Lý giải nguyên nhân, Petrolimex cho biết trong bối cảnh nguồn cung và giá dầu thế giới thời điểm cuối năm biến động bất thường, gây ảnh hưởng đến chi phí tạo nguồn và lợi nhuận, kế hoạch tập đoàn đặt ra cho cả năm tại ĐHĐCĐ 2022 khó lòng thực hiện được.
Trong 9 tháng đầu năm, nhiều sự việc ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh xăng dầu, đặc biệt vào các thời điểm biên độ giá dầu thế giới tăng nhanh. Theo đó, việc các thương nhân, đầu mối hạn chế bán hàng đã dồn nhu cầu tiêu thụ về Petrolimex, gây áp lực lớn đến nguồn cung. Hàng tồn kho sụt giảm nhanh, có lúc phải “mua đuổi giá” để kịp cung ứng cho thị trường.
Cũng trong nội dung họp, Petrolimex dự kiến trình kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2021 - 2025, với mục tiêu doanh thu hơn 971.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 14.139 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Chứng khoán KS cũng lấy ý kiến cổ đông thông qua điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm nay. Theo đó, doanh thu giảm hơn 56% so với kế hoạch ban đầu, còn lợi nhuận sau thuế giảm 63%.
Bảng: Kế hoạch Chứng khoán KS điều chỉnh
Theo Công ty, từ tháng 4, tình hình thị trường có nhiều biến động lớn và chiến lược kinh doanh của công ty thay đổi theo hướng gắn với phát triển hoạt động kinh doanh chứng khoán truyền thống dựa trên công nghệ. Điều này đã tác động mạnh đến kế hoạch kinh doanh của Chứng khoán KS.
Ngoài ra, Công ty cũng cho biết sẽ không tăng vốn năm 2022, đồng thời giảm mạnh quy mô nhân sự và các hoạt động mua sắm đầu tư so với kế hoạch kinh doanh ban đầu.

-
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai -
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư -
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu -
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC -
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển -
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower