-
Bảo vệ hàng Việt xuất khẩu trước "làn sóng" phòng vệ thương mại -
Kỳ tích xuất khẩu hơn 400 tỷ USD và dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tế -
Xuất khẩu sang EU tăng thêm 8 tỷ USD nhờ sự bứt phá của một nhóm hàng lớn -
Tập đoàn Xuân Thiện: Mang những mùa xuân tươi đẹp về với Thành Nam -
Công ty cổ phần Sản xuất hàng thể thao Tân Đệ: Vạn con tim cùng chung nhịp đập -
Samsung - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam: Cùng Việt Nam vươn mình
Đây là thành quả từ nỗ lực của chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân Lạng Sơn trong công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội.
Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, HTX. |
Doanh nghiệp góp phần vào tăng trưởng kinh tế
Những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn đã có những đóng góp quan trọng vào tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, thu ngân sách của tỉnh. Từ năm 2017 đến năm 2020, các doanh nghiệp đã nộp ngân sách hơn 2.300 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 50.000 lao động địa phương và góp hơn 75 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội.
Trong quá trình hoạt động, bên cạnh cơ hội phát triển, các doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh cũng đối mặt với những thách thức không nhỏ, trong bối cảnh thế giới và trong nước đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Chính quyền tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Để lực lượng doanh nghiệp của tỉnh ngày càng lớn mạnh và phát triển bền vững, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị, các doanh nhân, doanh nghiệp không ngừng đổi mới sáng tạo, phát huy tinh thần khởi nghiệp, tự lực, tự cường, đoàn kết, liên kết cùng phát triển, sẵn sàng hành trang vững chắc để vươn ra biển lớn, tự tin tham gia vào chuỗi giá trị trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần xây dựng hình ảnh, văn hóa doanh nghiệp gắn với thực hiện tốt trách nhiệm xã hội trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp
Để kinh tế của địa phương tăng tốc trở lại sau khi Covid-19 được kiểm soát, tỉnh Lạng Sơn đã đề ra những biện pháp mạnh mẽ. Với tinh thần không lùi bước trước dịch bệnh, UBND tỉnh Lạng Sơn cùng doanh nghiệp quyết tâm phấn đấu với tinh thần “khó khăn gấp đôi thì phải cố gắng gấp ba” như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Đối với cấp chính quyền, trong thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường hấp dẫn, thông thoáng và minh bạch để thu hút đầu tư. Cụ thể, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết toàn bộ thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư và kinh doanh. Các quy định, chính sách, quy hoạch đều công khai trên website của UBND tỉnh và tại trụ sở của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh.
Cùng với đó, tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách không còn phù hợp, giảm tối đa thời gian giải quyết những thủ tục hành chính đơn giản có thời hạn từ 3 ngày trở lên, đề xuất cắt bỏ những thủ hành chính quy định còn rườm rà, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Lãnh đạo tỉnh cam kết sẽ tăng cường kiểm tra kỷ luật, kỷ cương hành chính, kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các tổ chức, công chức, viên chức cố tình gây nhũng nhiễu, làm chậm thời gian, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt, Lạng Sơn thiết lập đường dây nóng, thành lập Tổ Tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời kiến nghị, đồng thời thường xuyên tổ chức gặp mặt, đối thoại và trực tiếp làm việc để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Tỉnh cũng đã xây dựng chương trình hành động để hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ tín dụng, giãn, giảm thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Về phía các doanh nghiệp trong tỉnh, sẽ tiếp tục nêu cao, phát huy tính chủ động, tự lực, tự cường, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức; chủ động đổi mới mô hình sản xuất, kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp, chú trọng đào tạo nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tăng cường đào tạo chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực khoa học - công nghệ để biến thách thức thành thời cơ, tạo đà phát triển.
Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 6.500 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 300 doanh nghiệp có vốn trên 100 tỷ đồng, 8 đến 10 doanh nghiệp có vốn 500 - 1.000 tỷ đồng; tỷ lệ đóng góp của khối doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước bình quân hằng năm tăng trên 15%.
-
Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng -
Công ty cổ phần Sản xuất hàng thể thao Tân Đệ: Vạn con tim cùng chung nhịp đập -
Samsung - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam: Cùng Việt Nam vươn mình -
Ngày Xuân nghe người trẻ nói chuyện khởi nghiệp -
Xuất khẩu sang Canada tăng trưởng ấn tượng -
Việt Nam chi 25,8 tỷ USD nhập khẩu dầu thô, khí đốt hóa lỏng, than đá -
Vietnam Airlines ước đạt lợi nhuận 7.267,4 tỷ đồng cả năm 2024
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết